Người Việt và những thói xấu

Bài này chống chỉ định cho những ai đang là người Việt và thích được nghe khen, thích những lời êm tai. Dẫu biết rằng viết bài này xong có thể sẽ có một lô chỉ trích từ các “phần tử cực đoan”, nhưng vẫn viết vì blog đâu phải chỉ là chỗ để khen tặng lẫn nhau.

Người Việt xưa nay vẫn được tự sướng là cần cù, siêng năng, chăm chỉ… Khoan xét những điều đó đúng hay sai, cho là đúng đi. Thì bên cạnh đó người Việt vẫn còn bị hàng lốc những tính xấu khác kéo ghì cả dân tộc xuống hạng 144 trong bảng tổng sắp 181 quốc gia trên thế giới.

Vô kỷ luật

Vô kỷ luật dẫn đến coi thường giờ giấc. Điển hình là đám bạn của tôi (và hầu hết những người chung quanh hiện tại), hẹn hò 9h thì 9h15 vẫn chưa thấy bóng dáng, thậm chí trước khi đến đã nhắn tin + gọi điện thoại trước bảo rằng bây giờ sẽ ra, vẫn ậm ừ rồi 9h30 lết thết tới. Tệ hơn nữa là có người đã chuẩn bị trước, nhưng vẫn tung tăng đợi một thời gian rồi mới ra vì “có ra sớm cũng phải đứng đợi”. Riết bây giờ tôi phải tự đề ra 2 cách giải quyết:

  • 1 là ra điều kiện, hẹn 9h nếu 9h5 mà không thấy ai đến thì tôi đi về.
  • 2 là trường hợp không thể dùng cách đó, thì hẹn sớm 8h30 rồi 9h đến – vô hình chung giải quyết theo cách này thì tôi cũng thành một trong số họ. Phát chán!

Vô văn hóa

Nghe có vẻ nặng nề nhưng từ vô văn hóa được dùng chính xác trong trường hợp này.

Điển hình nhất là cái văn hóa tối thiểu, đó là xếp hàng. Tôi đã từng chửi thẳng những người như thế ở sân bay, rạp chiếu phim, máy rút tiền ATM… Một dãy người đang xếp hàng thì từ đâu xộc tới chen ngang vào, thậm chí gạt cả người đang đứng xếp hàng ra một bên.

Hoặc như chuyện lái xe ngoài đường, một dây đang xếp hàng nối đuôi nhau, bỗng có một xe chen vào làn xe máy rồi cắt ngang vào. Những trường hợp này tôi chưa bao giờ cho vào, xe tôi số tự động nên tôi chấp bất cứ cái xe nào cũng không thể chen ngang kiểu đó với tôi được. Thậm chí bố láo thì tôi  vẫn bang thẳng lên ép ra ngoài rồi gọi công an đến xử.

Cũng chuyện lái xe là bật đèn pha trong thành phố, không biết họ có hiểu được cái cảm giác khó chịu như thế nào khi xe chạy sau liên tục pha thẳng đèn vào mặt, điều này không những gây khó chịu mà còn gây nguy hiểm cho xe khác.

Người Việt đố kỵ

Đây là cái tính tệ hại nhất mà tôi thấy ở rất nhiều người Việt, cứ cái gì của mình cũng tốt cũng đẹp, cứ cái gì của người khác là y như rằng phải dở. Thằng kế bên sắm cái tivi 21 inch thì nhất định mình phải sắm cái 25 inch. Còn nếu sắm không nổi cái 25 inch thì vẫn tìm cách nói cái 17 inch nhà mình hơn cái 21 inch nhà nó. Có lần tôi vào một ngôi nhà ở miền Bắc, cả nhà thuộc diện bình thường và có phần dưới trung lưu, nhưng vẫn chơi 1 cái LCD hoành tráng mà đúng ra phải để trong biệt thự.

Từ cái tính này sẽ sinh ra cái tính tự cao tự đại (và cả tự sướng), cái gì của mình cũng là nhất. Và xét rộng hơn một tí thì cái sự tự sướng này đang ở cấp quốc gia khi mà giáo dục lúc nào cũng ru ngủ thế hệ trẻ bằng rừng vàng biển bạc (tiên sư, đất nước đã có rừng vàng biển bạc thì ông cần quái gì phải học, cứ thế mà cưa xuống kéo lên ăn thôi), rồi nào là người Việt với hàng loạt đức tính thông minh, chăm chỉ, cần cù, kiên cường, bất khuất, đảm đang, ABCDE gì đó…

Từ cái tính đố kỵ này sinh ra thêm 1 cái tính là nói xấu sau lưng người khác, cứ hễ tụm năm tụm ba là y như rằng chủ đề sẽ là nói về một người nào đó đang không có mặt. Chẳng hiểu hay ho vui vẻ gì mà cái điều này xảy ra rất thường xuyên, cả trong những môi trường được cho là trí thức và lịch sự.

Người Việt ích kỷ

Người Việt khi nghèo khổ rách rưới thì rất đoàn kết, nhưng khi đã có chút điều kiện thì y như rằng tan nát. Điều này đúng với rất nhiều trường hợp, thử nhìn lại lịch sử. Cứ mỗi khi bị xâm lăng, bị đô hộ thì toàn dân tộc là một khối đứng bên nhau. Khi yên ổn rồi thì nhất định sinh chuyện. Chế độ VNCH khi trước nếu không có hàng lô tướng lĩnh và những người lãnh đạo tham nhũng thì chắc cũng không đến kết cục ngày 30/4 với hàng loạt viện trợ quân sự, tài chính từ các nước đồng minh. Rồi với chế độ hiện tại thì khỏi phải nói, tham nhũng đạt đến hàng thượng thừa.

Phạm vi nhỏ hơn một tí về cá nhân thì ai biết được cái gì cũng ôm khư khư, dấu nghề, những bí kiếp làng nghề cha truyền con nối được giữ kín như mèo giấu …, rồi đến thời nay, ai học được kỹ thuật gì mới là dấu nhẹm đi, thầy dạy trò thì sợ trò hơn mình (chuyện hoàn toàn có thật trong đa số các trường dạy nhiếp ảnh hiện tại). Họ biết đâu rằng chính sự chia sẻ sẽ mang họ đến những kiến thức mới.

Từ cái đố kỵ và ích kỷ sinh ra việc không ai tin ai và tệ hơn nữa là hãm hại lẫn nhau, điều này thường xảy ra trong những môi trường công sở với tình trạng bè phái đấu đá hãm hại lẫn nhau. Những cộng đồng người Việt ở nước ngoài thì chia rẽ, sống khép kín…

Người Việt chia rẽ

Người ta thường nói người Việt có tinh thần đoàn kết, nhưng thử nhìn lại lịch sử dân tộc thì chỉ trừ những lúc bị giặc ngoại xâm, còn lại có thể nói dân tộc liên miên sống trong chia lìa, từ thời sơ khai đã loạn 12 sứ quân, Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi Tây Sơn – Nhà Nguyễn, rồi chiến tranh Việt Nam – mà thực chất là chiến tranh Nam Bắc… Cấp độ nhỏ hơn, ở miền Nam còn đỡ, miền Bắc thì làng này với làng kia đôi khi xem nhau như kẻ thù, trai làng này léng phén qua làng kia không khéo ôm đầu máu về.

Tất nhiên không phải người Việt nào cũng xấu xí, vẫn còn có những nhân cách sống rất đẹp, tuy nhiên họ dần lạc lõng giữa số lượng quá đông đảo những người Việt xấu xí.

Còn nữa không những nhân cách xấu của người Việt? Viết ra không phải để bôi bác lẫn nhau, bởi tôi cũng là một người Việt, mà viết ra để thấy được những điều xấu của nhau để giúp nhau khắc phục, để tự mình rèn bản thân mình. Những chướng ngại này đến khi nào vượt qua được thì mới mong dân tộc lên một tầm cao mới, muốn vượt qua người khác thì trước hết phải vượt qua được chính bản thân mình đã.

15 comments On Người Việt và những thói xấu

  • Wow, cháu từ podcast qua đây, giữa một sự lạc lõng nhẹ và nghe chú nói. Bài viết này đã từ rất lâu, cũng cách đây 12 năm rồi. Thật bất ngờ vì cháu nhận ra thì ra ai cũng có một tuổi trẻ như thế, từ thẳng tính với những điều xấu đến sự trầm ổn như bây giờ.

    12
  • hay. hiện giờ đang thu thập tài liệu đẻ làm bài thu hoạch với đề tài là “nêu lên 1 tính cách xấu của người việt”, kái này khó hơn, vì phải chọn lọc kái xấu tiêu biểu nhất á. học văn hóa mà T.T

    1
  • Apo đã nói chút rồi nè,
    Tôi đã từng chửi thẳng những người như thế ở sân bay, rạp chiếu phim, máy rút tiền ATM… Một dãy người đang xếp hàng thì từ đâu xộc tới chen ngang vào, thậm chí gạt cả người đang đứng xếp hàng ra một bên.(Kim tôi là con gái mà có lần xếp hàng lên máy bay cũng phải lên tiếng như vậy vì bị mấy anh con trai như cán bộ tỉnh chen ngang, mấy anh đó có xấu hổ chút, nhưng ko biết lần sau có chen ngang nữa không)

    Hoặc như chuyện lái xe ngoài đường, một dây đang xếp hàng nối đuôi nhau, bỗng có một xe chen vào làn xe máy rồi cắt ngang vào. Những trường hợp này tôi chưa bao giờ cho vào, xe tôi số tự động nên tôi chấp bất cứ cái xe nào cũng không thể chen ngang kiểu đó với tôi được. Thậm chí bố láo thì tôi vẫn bang thẳng lên ép ra ngoài rồi gọi công an đến xử.
    Đơn giản vậy bạn bachduongtm hiểu chút chưa, từ những việc nhỏ vậy sẽ góp phần làm Xã hội của chúng ta tốt lên bạn à.

    1
  • Pingback: Thói xấu người Việt « tamcominh ()

  • Tốt xấu bao giờ cũng là 2 mặt của một vấn đề.

    Nêu mọi mặt tốt và khen là tốt cũng như nêu mọi mặt xấu và chỉ vào nói xấu đều là cái nhìn thiển cận và đơn điệu.

    Nói cho tôi cách thức từ xấu thành tốt, hay từ tốt thành xấu. Đó là điều làm tôi ngưỡng mộ

  • Doc bai nay thay minh cung co xuat hien trong do. Moi tinh xau 1 it thi phai.
    Nhung ve gio giac thi nguoi Nam My con cham tre, le me hon nguoi Viet minh nhieu. Con ve cac mat khac thi co le o dau cung the: lap be phai ham hai nhau, ich ky…..
    Nhung ve tinh SY DIEN thi nguoi Viet minh nhan dung nhi thi khong noi nao dam nhan dung nhat =))

    1
  • Cái đáng sợ là khi những thói xấu đó lại đựoc mặc định xem như bình thường trong xã hội . Từ giáo dục bậc thấp đã cứ 100% hs giỏi, thi TN toàn 100% đậu, quay cóp ,cho điểm , oh chẳng thể nào thay đổi nếu cái cơ bản nhất là giáo dục bậc thấp đã vậy ! Phải thay đổi từ cái gốc thôi bạn ơi. Điều này thì chắc phải còn lâu lắm lắm. Thất vọng thay

  • Nhập gia là tùy tục. Vậy thôi, đã lỡ sinh ra lớn lên, sống và làm việc theo lối sống xưa nay nó thế nên phải thế.
    Người Việt làm gì có thuần chủng. Người Việt lai tạp quá nhiều chủng : Hoa, Tày, Thái, Chăm, Khơ me …v.v ( nhiều quá không kể hết và cũng không nhớ hết he he )
    Mà tính xấu là tồn tại lâu, khó sửa, dể bắt chước. Lai tạp nhiều nên nó cũng tập trung tính xấu cũng nhiều.

  • Còn một cái rất tai hại là vô tâm, vô tâm mua quà tặng thầy cô để lo điểm cho con, vô tâm nhìn đồng nghiệp làm sai mà không ý kiến, vô tâm nhún vai khi đọc blog này…

    Mà Ban thấy, vô tâm nó dẫn tới nhiều thứ! 😀

  • chung quy lại người Việt có Sỹ (sỹ diện sẽ sinh ra ích kỷ, đố kị, thành tích và tự cao), Nông (tích cách nông dân và địa phương, họ hàng lệ mạt), Công (không sợ khi giặc ngoại xâm đến nhưng cũng hay giải quyết bằng nắm đấm), Thương (chịu thương chịu khó, thương đến của ấu cũng tròn, nhưng đi liền với đó là sự nhịn nhục)

    • NAM_NEO

      ơ bác pupi nghĩ hay nhỉ. sĩ nông công thương là 4nghề được xếp theo thứ tự ưu tiên chứ.kẻ sĩ là những người có chữ người làm thầy được kính trọng nhất.thương là những người buôn bán được ít coi trọng nhất trong xã hội sưa mà.

  • Đồng cảm với anh Apo. Tuy nhiên mình có thể góp phần cải thiện 1 chút, chút xíu thôi, bằng cách cứ làm theo cái đúng, chịu thiệt 1 tí. Đến đúng giờ và chấp nhận chờ, đứng xếp hàng và bỏ qua chuyện chen ngang… Thôi thì xã hội đã tệ rồi, mình không làm nó tệ hơn cũng là đóng góp rồi.

    • Đồng ý với bạn Apo và bạn Thắng.
      Tôi cũng xem mình có những tính xấu gì để khắc phục, quyết ko làm xã hội tệ hơn, mỗi ngày làm ít nhất một việc tốt nho nhỏ để XH tốt lên.

  • Các thói xấu mà Apo kể ở trên chỉ là bề nổi của tảng băng thôi. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cũng đã tập họp các bài viết từ xưa tới giờ và thống kê lại, chẳng hạn như:
    – Dân ta là dân rất hiếu danh, mà hiếu hư danh
    – Hay nghi ngờ và làm hại nhau trong công việc
    – Ích kỷ và khôn vặt
    – …

Trả lời cho Duc Ban Bỏ trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer