Smartphone không phím bấm

Đọc qua mấy bản tin về cái BPhone mới, thấy một trong những key feature mà họ quảng cáo là: “Smartphone không phím bấm

Làm tôi chợt nhớ đến một căn bệnh “trầm kha” của rất nhiều công ty làm sản phẩm: Tự nghĩ ra vấn đề rồi đi tìm lý do lắp vô để khiến nó “hợp lý”.

Trong Product Tower, một trong những tầng quan trọng là phải xác định được đâu là Pain Point của khách hàng rồi mới xây dựng những thứ khác trên nền tảng đó.

Tôi không tin rằng những nghiên cứu người dùng của BKAV (nếu có) sẽ cho ra kết quả là có nhiều người cầm cái điện thoại hiện tại của mình lên và ước rằng: “Ước gì mà điện thoại của tôi không có nút bấm nào”.

Chưa kể để đổi lấy cái “pain point giả” đó thì BPhone bắt người dùng phải học một lốc những gesture khác để thực hiện các tác vụ thông thường (tăng giảm âm thanh, mute,…). Mà những gesture đó toàn là dạng “out of sight, out of mind” – chính là kẻ đã làm cả thế giới quay lưng lại với cái hamburger menu, và cũng là kẻ gây ra cái chết cho Force Touch của Apple vĩ đại.

Ngày xưa thì họ nhắm vô yếu tố điện thoại của người Việt cho người Việt. Tương tự như trên, liệu có bao nhiêu người dùng ngồi ngắm cái iPhone của mình và ước rằng: “Phải chi đây không phải là Apple mà là một thương hiệu Việt”.

Tôi không có ý định trù dập BPhone. Trái lại tôi rất mong những công ty Việt Nam dám nghĩ dám làm như BKAV sẽ thành công.

Tuy nhiên nhìn cách họ làm sản phẩm thì thấy chỉ toàn chăm chăm đi giải quyết những vấn đề trên mây trên gió, không chịu chú tâm đến nhu cầu thực sự của người dùng.

(Nói bậy nên nói bằng tiếng Anh cho nó đỡ tục): “Guys, if it’s not their f*cking pain point – they just don’t care!”

PS: Nếu có bạn nào làm sản phẩm ở BPhone đọc được bài này thì hy vọng các bạn không buồn. Tôi viết bài này không nhằm mục đích bêu xấu các bạn. Nhưng có lẽ đã đến lúc các bạn cần phải thay đổi cách làm nếu muốn sản phẩm của mình thành công hơn. Loay hoay mãi bao nhiêu năm rồi!

11 comments On Smartphone không phím bấm

  • Bài viết rất hay và ý nghĩa, tuy iphone cũng là điện thoại đầu tiên không phím bấm trên màn hình nhưng e vẫn thích BPhone hơn.

    3
  • Chào Nguyen Dang,
    Có thể câu chữ của mình có sự gây hiểu nhầm do mình cũng là dân kỹ thuật và cũng mong muốn được trao đổi để lích lũy kiến thức thôi trên các use-case thực tế chứ không lý thuyết.

    Comment này sẽ mô tả suy nghĩ của mình ( có thể sai, nhờ các bác chỉ giáo ) về Pain point, nhu cầu cơ bản, sáng tạo và áp dụng những thứ này vào những gì BKAV làm trên cơ sơ so sánh với một số nhà cung cấp khác.

    #1. Pain point: một khi đã thỏa mãn, nó sẽ thành nhu cầu cơ bản.
    Viết thư -> điện thoại bàn -> Điện thoại di động cục gạch -> Smart Phone. (1)
    Từng bước ở phía trên, nhà sản xuất đã giải quyết những pain point của từng gian đoạn trước đó và ngày nay, nó trở thành nhu cầu cơ bản.
    Cái Smart Phone được định hình như sau: hình chữ nhật, có màn hình lớn , có thể lướt web, camera , có thể cài nhiều App để sử dụng , …

    Các nhà cung cấp điện thoại ngày nay, đang phải sáng tạo thêm tính năng dựa trên nền một cái “Smart Phone” được định hình phía trên.

    Mình chưa bao giờ tiếp cận một chiến dịch market research nào cả, tuy nhiên, nếu có một agent liên hệ mình để làm market research, thì mình (có thể là vợ mình và ba mẹ mình nữa) sẽ nói: Tôi chỉ nghe, gọi, facebook, chơi game nhẹ, về cơ bản SmartPhone nào đủ nhanh là đáp ứng được tôi. Chỉ cần đáp ứng đủ là được, thêm cái gì hay hay để vọc thì tốt.

    Một vấn đề nữa là GIÁ, cũng có thể là môt pain point nhưng tôi không bàn, vì nó liên quan đến định vịnh thương hiệu và khách hàng mục tiêu, kể cả khả năng bù lỗ.

    #2 Sáng tạo :
    – Trừ khi có những sáng tạo vượt bậc kiểu: thiết bị giao tiếp của người Saiyan trong truyện 7 viên ngọc rồng ( có vẻ giống Google Glass và who knows, có người đang âm thầm thiết kế ? ),các nhà cung cấp điện thoại vẫn phải thiết kế các thứ liên quan đến cái khung phía trên.

    #3. Những sáng tạo gần đây của các hãng :
    Quay trở lại câu hỏi cơ bản để xác định pain point: “Ước gì tôi có …. ”

    – Apple đưa ra iPad: Ước gì tôi có màn hình lớn hơn -> ok, make sense.
    – Apple đưa ra tai thỏ: Ước gì điện thoại của tôi có tỉ lệ màn hình nhiều hơn -> tôi nghĩ cái này khởi đầu không phải pain point của khách hàng mà là một challenge NSX tự take -> và người dùng chấp nhận dẫn đến cuộc đua về việc tăng diện tích hiển thị trên màn hình. -> pain point thứ cấp.

    Đọc qua các “tính năng nổi bật” của các mẫu điện thoại như Note 10,iPhone 11 thực sự tôi không thấy một cái pain point nào mà tôi gặp phải cả.
    https://cellphones.com.vn/sforum/nhin-lai-18-tinh-nang-hap-dan-cua-galaxy-note-10-series-chi-trong-mot-bai-viet
    https://hoanghamobile.com/tin-tuc/tinh-nang-moi-iphone-11

    Thực tế, qua các bản điện thoại của BKAV, họ đã giải quyết được những vấn đề không kém những hãng khác, khi so sánh với các tính năng ở 2 bàn phía trên:
    – Màn hình tràn đáy ( pain point về sử dụng diện tích màn hình)
    – Chống nước ( cũng là pain point với khí hậu ở VN và người sử dụng toàn đi xe máy chứ ko phải oto)
    – Camera AI (cũng là pain point)
    – Không nút bấm vật lý (không phải là pain point, nhưng có khi nào là một trend ? )

    Một số tính năng phía trên, thực tế, họ là người đầu tiên áp dụng thương mại, vậy tại sao họ không thể tuyên bố : “Đầu tiên trên thế giới” khi làm MKT ?

    #5. Cảm nhận cá nhân về các comment trên mạng
    Cảm giác mọi người quá khắt khe với “con nhà mình”.

    – Các comment không phải dạng data-driven và rất chung chung không chỉ ra vấn đề.
    – Lấy điểm không mạnh ra để so sánh với “con nhà người ta”
    – Công kích cá nhân vào Quảng nổ.

    Mình có thể lấy ví dụ ngay từ các comment trong post này:
    + Anh Hiếu đang focus vào tính năng thuộc dạng không phải là tính năng mạnh thay vì focus vào các tính năng được gọi là mạnh hơn. (Note: họ đang đưa ra ít nhất 4 tính năng nổi bật, 2 trong số đó em nghĩ là pain point: Camera, chống nước ).
    + Anh Nguyên : Comment của anh Nguyên không đủ dữ liệu để phân tích: Thế nào là “dễ sử dụng hơn”. Anh có thể đề xuất một pain point của anh không ?
    + Đa số cư dân mạng: so sánh CPU và Giá. Em nghĩ đây là một so sánh đúng và data-driven . Tuy nhiên, theo như giải trình từ BKAV ( mình không có chuyên môn này để kiểm chứng), Chip này được họ lựa chọn để tăng hiệu năng cho xử lý ảnh, Nếu tìm một chip tương tự dòng 7xx hoặc 8xx thì giá có thể sẽ cao hơn.

    Sorry các anh, mình không có ý offense, nhưng nó là ví dụ em nghĩ là sinh động nhất cho bài comment thực sự rất tâm huyết của em.

    9
    • Chào anh Nam,

      Trước tiên nên giới thiệu bản thân để chúng ta có khái niệm cơ bản về góc nhìn của người kia.

      Em là người làm nội dung marketing, và có lấn sân một chút sang Product UX do cũng tham gia vào quá trình xây dựng, chỉnh sửa UX cho sản phẩm phần mềm của team.

      Ý đầu tiên về pain point và nhu cầu cơ bản:
      Em vẫn không cho rằng pain point là nhu cầu cơ bản. Cụ thể:

      – Nhu cầu cơ bản: đầy đủ tính năng nghe gọi, nhắn tin, tải app, chụp ảnh, quay phim, v.v. Người dùng chỉ cần sử dụng các tính năng ở mức cơ bản nhất mà không quan tâm chất lượng, hiệu năng ra sao.

      – Pain point: chụp ảnh đẹp, chụp ảnh tự sướng đẹp, hiệu năng tốt nhất so với giá thành (best p/p), chơi game mượt không giật lag, trải nghiệm sử dụng mượt mà không bị khựng, thiết bị ổn định không có lỗi vặt, trải nghiệm người dùng tốt – không phát sinh các bất tiện và khó khăn trong lúc sử dụng,…

      Trên đây là vài pain point cơ bản của thị trường người dùng smartphone mà em biết. Một số point khá dễ thấy như chụp ảnh đẹp, tự sướng đẹp, best p/p, chơi game mượt. Một số khác là do em tự trải nghiệm như thiết bị ổn định không lỗi vặt (vì có đợt dùng Vsmart nhiều lỗi vặt quá, mặc dù p/p rất tốt nhưng vẫn từ bỏ vì nó gây cho mình quá nhiều phiền toái vào những lúc mình đang có việc).
      Những pain point này là những nhu cầu đặc biệt của một nhóm đối tượng người dùng nhất định. Thường một nhà sản xuất sẽ chỉ tập trung vào 1-2 pain point để giải quyết. Nếu lực mạnh thì có thể giải quyết nhiều vấn đề, nhưng chắc đó không hoặc chưa phải câu chuyện của Bkav.

      Quay trở lại luận điểm của anh, anh nói rằng BKAV giải quyết được các pain point sau:
      – Màn hình tràn đáy (pain point về sử dụng diện tích màn hình)
      – Chống nước (cũng là pain point với khí hậu ở VN và người sử dụng toàn đi xe máy chứ ko phải oto)
      – Camera AI (cũng là pain point)
      – Không nút bấm vật lý (không phải là pain point, nhưng có khi nào là một trend ? )

      Theo em thì mấy cái đó không thực sự là pain point. Cụ thể:
      – Tối đa hóa diện tích sử dụng màn hình => Pain Point muốn một chiếc điện thoại ĐẸP, có tính thẩm mỹ cao. Việc tối đa hóa diện tích sử dụng chỉ là giải pháp của NSX để giải quyết pain point mà thôi, bản thân nó không phải pain point.
      – Chống nước => Pain Point sợ vô tình làm rơi rớt xuống nước, đi mưa đt hỏng. Cái này em đồng ý Bkav đã làm tốt.
      – Camera AI là pain point? Không. Pain point là chụp ảnh đẹp. Và việc chụp ảnh đẹp hay không thì là câu chuyện khác. Cần test và so sánh với đt khác cùng phân khúc. (Có bài đánh giá trên tinhte rồi, anh có thể xem qua, bản thân em thấy câu chuyện mà Bkav giải quyết về camera đã được các hãng khác giải quyết từ cách đây 2-3 năm trước rồi).
      – Không nút bấm vật lý (không phải pain point nhưng có thể là trend thì sao?)

      => Tại sao nó phải là trend khi nó không giải quyết được vấn đề gì cho người dùng?
      Nếu anh định so sánh với xu hướng “tai thỏ” (notch) trên iPhone hay gì đấy tương tự, thì hãy suy nghĩ kĩ hơn về việc nó phục vụ cho nhu cầu (hoặc pain point) nào của người dùng.

      Bản chất Notch không phải là một cái gì đáng tự hào. Đơn giản nó là thứ Không-Thể-Bỏ-Được nếu như muốn đồng thời các điều sau:
      – Tối đa hóa diện tích sử dụng màn hình
      – Điện thoại vẫn có camera trước chụp được selfie
      – Điện thoại vẫn có tính năng mở khóa FaceID
      Em cá là nếu có cách nào đó để không có cái “tai thỏ” đó xuất hiện mà vẫn đảm bảo được 3 điều trên, thì các nhà sản xuất đã làm rồi. Dĩ nhiên, nếu cái giá phải đánh đổi là chấp nhận được. (Camera thò thụt là một nỗ lực nhằm giải quyết cái “Tai thỏ” hay “nốt ruồi” đó, nhưng cái giá phải trả quá đắt là bụi bặm, độ bền, sự bất tiện, v.v. nên thò thụt đã chết).

      Nói vậy để rõ ràng với nhau rằng, trong thế giới công nghệ, đặc biệt là phần cứng như smartphone, thì không bao giờ có chuyện một thiết kế hay phát minh “ngẫu hứng” nào hên xui trở thành trend. (nếu có em xin mời anh liệt kê ra và chúng ta bàn luận tiếp. Xin lưu ý đừng so sánh với các trend nhảm trên mạng xã hội như Bà tưng, Khá bảnh, Huấn Hoa Hồng, v.v. vì việc làm smartphone hay mua smartphone không phải một chuyện dễ dàng như xem một clip nhảm nhí).

      Tiếp tục, về cái tính năng “smartphone không phím bấm” của Bkav mà cả anh Hiếu, anh Nam và em cùng quan tâm.
      Em đơn giản chỉ thấy việc đó:
      – Không có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ. (Khác hẳn với thiết kế mà mọi người gọi là “tai thỏ” bên trên, em đã giải thích rồi.)
      – Không có ý nghĩa thực tiễn sử dụng. Thậm chí còn gây ra bất tiện khi sử dụng.

      Tại sao:
      – Khi đang gọi điện muốn tăng giảm âm lượng phải làm gì?
      – Khi đang trong phòng họp mà điện thoại rung, anh muốn tắt âm lượng phải làm gì? Dĩ nhiên, anh có thể rút điện thoại ra vẩy bên nọ bên kia cho nó tắt tiếng/giảm âm lượng. Nhưng có nhanh bằng việc đút tay vào túi quần gạt phím mute không? Đó mới chỉ là 2 ví dụ.

      Vậy tổng kết lại, “không phím bấm” không phục vụ nhu cầu thẩm mỹ, không làm cho cuộc sống tiện dụng hơn, thì nó phục vụ cho nhu cầu gì?
      Có thể em chưa biết, nên cần anh giải thích thêm cho em nhé. ^^

      6
    • Nam Nguyen

      Chào anh Nguyen Dang, anh Hiếu,
      Thực sự rất vui khi có người cùng có comment tâm huyết của mình cũng được trả lời bằng những comment tâm huyết như của anh, và tất nhiên là Data-Driven.
      Qua comment của anh, thì em cũng học được khá nhiều. Cảm ơn anh trước.

      Em cũng giới thiệu sơ về bản thân chút.
      Bản thân em cũng chỉ là dân kỹ thuật thuần nên em mới cảm thấy khó khăn thế nào mới làm ra được một sản phẩm phần cứng ở VN.
      Bản thân muốn dùng điện thoại B1 cơ mà nói thật là nhát, và lúc đó không có nhiều tiền vì sợ nó fail nên ko dám mua. đang sử dụng điện thoại Bphone 2017 sau khi iPhone hỏng. Và tất nhiên, không có quan hệ gì với BKAV.
      Tất cả những gì mình comment vì khá không hài lòng khi một sản phẩm VN được default mang ra chê kiểu văn hóa “con nhà mình” vs ” con nhà người ta”, giống như em có nói bên trên :
      – Comment công kích cá nhân Quảng nổ. Thực sự, có thể coi Nguyễn Tử Quảng là start up thế hệ đầu của VN , và ít nhiều thành công.
      – Comment chê trách sản phẩm mà chưa bao giờ đụng vào sản phẩm mà chỉ đọc vài ba bài chê. Comment chê kiểu chung chung mà không hề có dẫn chứng cụ thể.
      – So sánh kiểu trên trời, vì dụ so sánh tính năng với Note 10, mà đòi phải giá 3-4tr.

      Quay trở lại với các vấn đề phía trên, em không muốn phân tích vào case cụ thể là “smart phone không phím bấm”, vì ngay cả trong 2 bài comment trước, em nhận xét nó chỉ là một trong những “tính năng” được đưa ra, và nó có thể thành trend hoặc thất bại.

      Cái em muốn nhấn mạnh là sản phầm BPhone đợt này đã giải quyết những vấn đề đáng được lưu tâm khi so sánh với các điện thoại flag ship khác.
      Nhờ vào trả lời vào comment này, bản thân em cũng đi review lại BPhone một cách hoàn chỉnh hơn về các tính năng của nó:

      – Camera: Bản thân em thấy BKAV xem Camera là một Feature “đinh” của họ. Như anh có nói, chụp ảnh đẹp là một pain point và đã được các hãng khác giải quyết từ 2-3 năm trước. Tuy nhiên, các hãng đó có share công nghệ để BKAV tiếp tục không ? Và các công nghệ này, có ở trên các mẫu điện thoại em nghĩ, BKAV đã giải quyết một pain point lớn.

      – Chống nước : Pain point thứ 2
      – Màn hình tràn đáy: Em nghĩ nó vẫn là pain point thứ 3. Em không có tiếp cận một phân tích nào cả, tuy nhiên, có bắt gặp cũng nhiều comment khi theo dõi về Bphone dạng: cái trán vẫn còn dầy quá. Nó gần như đã trở thành một tiêu chuẩn khi so sánh 2 mẫu điện thoại.
      – Bảo mật: Chống trộng và tin nhắn rác: đây cũng là một pain point thứ 4 khi sáng dậy là có tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng, từ quảng cáo dịch vụ đưa đón, quảng cáo nhà đất. Bản thân em sử dụng BPhone 2 rất ít gặp tin nhắn rác. Việc chống trộm để tìm lại được điện thoại ngay cả khi thay SIM hoặc linh kiện gần giống như bên iOS khi không có iCloud, cái mà không điện thoại Android nào có được.

      Ngoài ra, còn một số tính năng cộng thêm, không phải pain point. Kiểu như em học khối A mà vô tình môn Sinh của em được 8.0 :
      – Dịch vụ : Sửa tại nhà, linh kiện chính hãng giá tốt. Khi các tiệm điện thoại mọc ra như nấm cũng như việc thay linh kiện toàn hàng lô. ( Em đã từng thay màn hình iPhone 6 cho vợ với giá cỡ 300k-400k gì đó ).
      – Gesture: Learning curve không lớn, em đang dùng B2 nên không có nhiều Gesture, tuy nhiên theo dõi comment của các bác đang dùng Bphone 3 thì thấy khá tốt. Ngày đầu bỡ ngỡ, lóng ngóng nhưng sẽ dùng quen sau vài ngày. Giống như em đang dùng Win, button close ở bên Phải giờ qua Mac button close bên trái, sau vài ngày em quen. Cơ bản, nếu không dùng thì thôi.
      – Không phím bấm vật lý: Đồng ý với các trường hợp anh đưa ra sẽ gây khó khăn đôi chút. Tuy nhiên, again, họ cũng đã có solution cho việc này. mặc dù chưa ổn lắm, có thể sẽ improve sau này : https://tinhte.vn/thread/thao-tac-cu-chi-tren-2-chiec-smartphone-muon-luoc-bo-phim-bam-vat-ly.3133419. Nothing perfect at the first day.

      Các tính năng này, khi mang ra so sánh với các mẫu Flagship thì cũng ngang ngửa về mặt tính năng, nhưng giá thì bằng 1 nửa.

      Bản thân em đã mua cho Ba em và mẹ em VSmart vì nhu cầu của ông bà như vậy là đủ: một chiếc điện thoại smartphone, nghe gọi, zalo.
      Em đồng ý, VSmart chưa đủ tốt, nhưng cảm nhận cá nhân của em, BPhone có độ hoàn thiện tốt hơn.

      Em nghĩ em đã đưa ra đủ những ý tưởng mà em muốn truyền đạt nên em sẽ dừng trao đổi ở đây, tránh đưa cuộc discuss này trở thành tranh luận dựa trên quan điểm cá nhân của em và mọi người mà không có hồi kết.

      Và cuối cùng, em chỉ mong mọi người, cầm trên tay một cái BPhone, cảm nhận trên cơ sở cá nhân thay vì review thông số.

      5
    • Hi anh Nam,

      Cám ơn anh vì đã reply. Em cũng hiểu hơn về góc nhìn và thiện cảm của anh dành cho Bphone.

      Vốn câu chuyện về pain point và thị trường không dừng lại ở đây vì còn liên quan tới định vị sản phẩm và phân khúc thị trường. Ví dụ như những người sẵn sàng chi 10 triệu/20 triệu cho 1 chiếc smartphone sẽ có những pain point khác so với những người chỉ sẵn sàng chi 5-6 triệu cho smartphone. Nhưng có lẽ vụ Bphone đến đây là đủ rồi, những câu chuyện khác xin dành cho lần sau.

      Chúc anh một ngày vui vẻ nhé.

      5
  • Chắc chắn sẽ còn nhiều người biện minh cho cách làm đó là mới mẻ, là case study marketing, bla bla. Nhưng thực sự thì chỉ có cách để thời gian và người sử dụng trả lời. Họ bán được bao nhiêu chiếc? Người dùng Bphone có cảm thấy happy với số tiền mình bỏ ra không?
    Đồng ý là cần phải động viên, khích lệ sản phẩm của người Việt nhưng không phải là ủng hộ cách làm này. Người Việt có lẽ cần 1 smartphone số 1 của người Việt hơn là cái smartphone số 1 thế giới.

    2
  • Em bổ sung thêm idea của em môt chút :
    – Apple tạo ra tai thỏ để tận dụng diện tích trên màn hình, BKAV làm thiết kế tràn đáy để có thể tận dụng hơn nữa -> Đây thực sự là một pain point về việc tận dụng diện tích mặt trước làm màn hình.

    – Đa số người dùng ngày nay đều sử dụng điện thoại để chụp hình. Một điểm pain point là làm sao có thể chụp được một tấm hình “tốt ” ( em để tốt trong ngoặc vì mỗi người có một định nghĩa khác nhau về tốt ). Tương tự , Oppo đang đi và focus vào brand là : Camera Phone . -> Em nghĩ Camera cũng là một pain point mà BKAV đang xử lý.

    Em đống ý là những cái như “Smartphone không phím bấm” là một cái cực kỳ mới. Nó không phải là pain point, nhưng có thể nào nó là trend ? Who knows ?

    Em cảm ơn.

    1
  • Chào anh Hiếu,
    Em lại có một suy nghĩ khác về cách làm này, mong anh góp ý.
    Thường các công ty sẽ có Market Research ( internal hoặc outsource), và em nghĩ BKAV cũng không ngoại lệ nên các “pain point” cũng đã được đưa lên cân nhắc.
    Thực tế, điện thoại đã gần đi đến mức tới hạn về mặt thiết kế. Bằng chứng là các mẫu điện thoại iPhone, Samsung gần đây qua các phiên bản cũng không có gì đổi mới quá nổi bật.

    Các công ty điện thoại, đang phải sáng tạo ra những thứ mới dựa trên nền một chiếc điện thoại hoàn chỉnh về tính năng, tức là cover được pain point cho đa số người dùng.
    Force Touch của Apple, Camera AI của BKAV, màn hình tai thỏ là những sự cải tiến mang tính sáng tạo có thể thuộc dạng 5 ăn 5 thua. Nếu khách hàng chấp nhận và thành trend thì ăn , không thì thua.
    Bản thân BPhone cũng đã có những thứ như vậy : màn hình tràn đáy, chụp hình AI ( phục vụ một pain point của đa số người dùng chuyên sống ảo ngày nay).
    Những keyword như “đầu tiên, người Việt ” đều là từ ngữ của lĩnh vực Marketing nên bản than em không có ác cảm. Rất nhiều chiến dịch MKT của các công ty đang áp dụng những keyword nayf:
    – Coca cola: Mở lon Việt Nam
    – Aqua : https://www.youtube.com/watch?v=TRMbbU_8dnQ

    Thực tế, bản thân em, là một người sử dụng điện thoại bình thường, chỉ dùng các tính năng cơ bản : Checkmail, facebook, zalo, lâu lâu có chơi game ( loại nhẹ ) . Và thực tế là chỉ cần điện thoại đủ nhanh là em ko còn pain point nào cả.

    Em cảm ơn.

    6
    • – “Các công ty điện thoại, đang phải sáng tạo ra những thứ mới dựa trên nền một chiếc điện thoại hoàn chỉnh về tính năng, tức là cover được pain point cho đa số người dùng.” => Nếu cho rằng việc một chiếc điện thoại có đầy đủ tính năng nghe gọi, lướt web chơi game, v.v. là “cover” được pain point cho đa số người dùng thì có vẻ bạn đang nhầm lẫn pain point với nhu cầu cơ bản. Nếu ngày nay điện thoại nào cũng giải quyết được nhu cầu cơ bản của số đông thì bạn không gọi nhu cầu cơ bản đó là pain point được 🙂

      4
  • I just love your blog. Ngắn gọn, súc tích nhưng đủ. và cách anh ví dụ rất sâu và thâm thuý ạ! I just hope more people can read your blog, that would be very interesting.

    3
  • Đồng ý với anh 🙂
    Thay vì chạy theo cải thiện UX cho người dùng, khiến cho họ sử dụng dễ dàng hơn, thì lại chạy theo những thứ không hữu ích chỉ để chiếm lấy cái title “đầu tiên trên thế giới” cho nó oai.

    2

Trả lời cho Nam Nguyen Bỏ trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer