Tập trung vào sản phẩm

Tôi có một niềm tin đơn giản, một khi sản phẩm đã có vấn đề thì cố vùng vẫy gì cũng vô ích.

  • Cố gắng sales → càng sales càng chết (vì khách hàng ký với chúng ta một lần không thấy hiệu quả họ sẽ bỏ đi luôn). Chưa kể ta phải luôn sales trong tư thế đi năn nỉ khách hàng – chứ không phải là mang giải pháp đến “giúp” cho khách hàng).
  • Cố gắng marketing → cái này gói gọn trong một câu kinh điển: “Nothing kills a bad product faster than good marketing” (không có gì giết chết một sản phẩm thất bại nhanh hơn một chiến dịch marketing thành công)
  • Cố gắng tìm nhà đầu tư → luôn luôn gõ cửa với tư thế đi xin xỏ. Nhà đầu tư giỏi họ chỉ muốn hợp tác với bạn để cùng đưa một sản phẩm tiềm năng lên một tầm cao hơn. Không ai lập quỹ lên để đi làm từ thiện (trừ khi đó là quỹ từ thiện).
  • Cố gắng giữ/thu hút nhân tài bằng du lịch, ăn chơi nhảy múa → chưa kể đến vấn đề chi phí trong giai đoạn khó khăn, những hoạt động này chỉ giữ được những nhân viên thích chơi, những người thích làm họ muốn được làm và thấy những cái họ làm tạo ra kết quả. Cách thu hút người tốt nhất luôn là một sản phẩm tốt.
  • Offer share/cổ phiếu → sản phẩm đã có vấn đề, công ty không có tương lai thì share cũng như mớ giấy lộn.

Cho nên: sản phẩm có vấn đề thì cứ tập trung mà khắc phục sản phẩm trước. Đừng nói chuyện marketing, sales, đầu tư… này nọ.

Tuy nhiên cải thiện sản phẩm là một câu hỏi quá rộng, khó có câu trả lời chung, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi cây mỗi trái, mỗi sâu mỗi bệnh, mỗi bệnh mỗi thuốc.

Có rất nhiều việc phải làm một cách nhịp nhàng trong trường hợp dầu sôi lửa bỏng này, nhưng có vài việc mà tôi nghĩ cần ưu tiên làm trước:

Review lại nhân lực

  • Cắt giảm robot, chỉ giữ lại người (đọc thêm về robot và người). Thời điểm này công ty cần người hơn là robot.
  • Khi chỉ còn “người”, vạch ra cho được hướng đi rõ ràng. Sau đó communicate và inspire anh em có tinh thần chiến đấu tiếp. Thường thì công ty có sản phẩm đang có vấn đề thì tinh thần của “người” cũng xuống, mà thường thì tụi “người” luôn được nhiều nơi săn đón, “nó” còn ở lại công ty nghĩa là “nó” còn tâm huyết với công ty lắm. Chỉ cần có một hướng đi rõ ràng, anh em trên dưới cùng xắn tay áo làm là “tụi nó” lên tinh thần ngay.

Xong bước này là công ty cắt cost được một khoản. Ai kiếp trước có tu thì kiếp này có thể gặp được nhân viên có tâm, nhiều khi tụi nó còn đòi giảm lương để chia sẻ khó khăn với công ty. Lưu ý là với những đứa này thì dù có lên voi xuống chó gì sau này cũng đừng quên tụi nó.

Review lại sản phẩm

Thường (không phải tất cả) sản phẩm có vấn đề là sản phẩm cái gì cũng có nhưng không cái gì ra cái gì. Hãy theo lời dạy đơn giản từ ngàn đời của ông bà: “tốt khoe xấu che”.

Mạnh dạn cắt bỏ (hoặc ít ra thì che đi) những cái xấu, những cái chưa mạnh. Giữ lại những cái core, những cái mình tạm hài lòng nhất. (Steve Jobs ngày quay trở lại Apple việc đầu tiên ảnh làm là cắt hết số lượng sản phẩm từ 350 xuống 50 rồi từ từ xuống còn 10).

Sau đó tập trung phát triển những cái core chủ lực này lại, rồi “khoe” ra cho mọi người biết bằng một cấu trúc sản phẩm rõ ràng và những hoạt động marketing hiệu quả.

Sau khi làm những bước này, nếu sản phẩm vẫn chưa đi lên thì có lẽ phải suy nghĩ đến hướng có nên tiếp tục duy trì công ty theo hướng hiện tại không (vì có thể công ty đang làm ra cái mà không ai cần, nghĩa là có tốt có xấu gì cũng chẳng ai quan tâm). Nghĩa là lúc này phải quay trở lại xem lại từ gốc rễ target market, target user, market fit, business model của công ty.

Còn nếu tình hình sáng sủa hơn, sản phẩm đi lên, thì dù cho thu chưa đủ bù chi thì ít ra ta cũng sẽ được những cái sau:

Với team:
  • Team nhỏ dễ đi sâu sát, gần gũi ủy lạo tinh thần anh em hơn.
  • Chỉ còn “người” với nhau tụi nó sẽ inspired lẫn nhau, không bị đám robot chểnh mảng làm nhụt chí.
  • Nếu may mắn có được chút lợi nhuận thì team nhỏ cũng sẽ dễ cho phép chúng ta trích ra một chút lợi nhuận để nâng thêm tinh thần cho anh em.
Marketing:
  • Sản phẩm đơn giản –> value proposition rõ ràng –> Dễ communicate trong các hoạt động marketing hơn.
  • Ít sản phẩm = tốn ít chi phí acquire user hơn.
  • 2 cái trên sẽ dẫn đến balance sheet hiệu quả hơn –> sẽ giúp nâng tin thần của mọi người lên (nhắc lại lúc này tinh thần nhân viên rất quan trọng).
Gặp nhà đầu tư:
  • Team nhỏ gọn, chất lượng –> Nhà đầu tư nhìn vô cũng sẽ thích hơn. Nhiều trường hợp người ta đầu tư là đầu tư vô team chứ không phải sản phẩm.
  • Sản phẩm ít chức năng + từng chức năng được tập trung chất lượng: Dễ truyền đạt và thuyết phục nhà đầu tư hơn.

Xin nhắc lại trước khi kết thúc bài viết: “Sản phẩm đã không tốt thì khoan đừng nói gì tới những chuyện khác vì càng làm càng hại thêm. Tập trung cải thiện lại sản phẩm đã”.

19 comments On Tập trung vào sản phẩm

  • Chẳng nhẽ cứ khen mãi, nhưng đúng là bài viết của anh chất lượng thực sự. Từ 2015 mà đến 2024 đọc vẫn thấy nguyên giá trị. Cảm ơn anh Hiếu!

    1
  • Cảm ơn anh đã chia sẻ. Bài viết rất hay.

  • Bài hay quá, tks a

    1
  • Cảm ơn anh về bài viết rất hữu ích, em mới biết blog anh và đọc qua vài bài giờ quyết định follow nhận bài mới.

    2
  • Em cám ơn anh!

  • Chào anh Hiếu, em theo dõi blog anh cũng hơi lâu lâu chắc cũng phải 6-7 năm rồi. Phần lớn các kiến thức em có được mà giúp em tự tin, đam mê theo đuổi nghề Product Design chắc là từ blog của anh.

    Em rất muốn được làm việc và được dẫn dắt bởi những người có tư tưởng giống như của anh thì em phải thể hiện bản thân mình như thế nào để thu hút họ? Anh có thể chia sẻ quan điểm của anh về vấn đề này được không?

    Portfolio của 1 product designer phải như thế nào để gây ấn tượng với anh?

    2
    • ngochieu

      Chào Max,

      Anh rất vui khi biết những bài viết của anh đã có ảnh hưởng tích cực đến công việc của em!

      Về câu hỏi của em, khi đã xác định được người leader mà mình muốn làm việc cùng thì việc còn lại là làm sao để em thu hút được sự chú ý của họ. Việc này về cốt lõi chỉ là làm sao để em cho họ thấy được năng lực của em.

      Về portfolio thì sẽ có 2 mảng lớn:
      1 là khả năng phân tích và giải quyết vấn đề (problem solving): cụ thể là bằng cách nào đó em cho họ thấy được cách em suy nghĩ, cách em phân tích và đưa ra giải pháp.

      2 là khả năng thiết kế: cụ thể ở đây là về UI, từ những phân tích ở (1) em đã chuyển tải nó sang một interface như thế nào để đảm bảo cấu trúc, mỹ thuật, accessibility,…

      Tuy nhiên em cũng cần phải hiểu rõ thế mạnh của mình, nếu em chỉ giỏi một trong hai thì chỉ nên chú trọng định hướng nghề nghiệp của mình vào mảng em giỏi. Ví dụ nếu em không có năng khiếu về thiết kế UI thì nên xoáy nhiều vào UX hơn.

      Về tổng quát anh sẽ bị thu hút bởi những người hiểu rõ thế mạnh của mình + chứng minh được khả năng đó.

      Chúc em thành công!

      6
  • Lần đầu biết tới blog Ngọc Hiếu. Những chia sẻ hay quá. Trước đây mình cũng sống ở Úc 1 thời gian. Cũng làm digital marketing. Nhưng bây giờ đang học startup ở Việt Nam

    2
  • Cám ơn bạn, bài viết rất hay

  • Cảm ơn anh vì bài viết. Thêm nhiều bài học mới cho start up sắp tới!

  • Cảm ơn anh, bài viết ý nghĩa quá!

  • Đọc hết bài, nhớ nhất câu nói: “nothing kills the bad product faster than good marketing”.
    Cảm ơn tác giả, bài viết rất hay.

  • Bài viết rất hay. Cám ơn Anh !

    1
  • Thích đọc các bài em chia sẻ lắm

  • Cám ơn anh đã chia sẽ bài viết rất hay.

  • Rat vui vi Hieu da viet tro lai. Minh sap nap them nhung nguon nang luong moi.

  • Cám ơn bài viết của anh. Em biết tại sao mình lại ù lì coi thường phần này. Chỉ lo ra ngoài kiếm khách hàng một cách cày bừa.

  • Bài quá hay, cảm ơn anh

  • Nguyễn Giang Thanh

    Cảm ơn anh Hiếu, bài viết rất tuyệt!

Trả lời cho Tiến Bỏ trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer