Chữ "Tín" còn, còn tất cả!

Đây là bài nói chuyện của tôi ở một trường đại học đã khá lâu (đầu năm 2011). Bài nói chuyện được các bạn sinh viên đón nhận khá tích cực. Theo lời gợi ý của của một số anh chị, tôi đăng lại lên đây, hy vọng nó giúp gì đó được cho mọi người. Trong bài đăng này tôi có biên tập lại đôi chút, bỏ đi những đoạn chào hỏi, giao lưu với người nghe để nội dung được tập trung hơn, tuy nhiên tôi vẫn giữ nguyên các phần dẫn dắt, mở chủ đề và đóng chủ đề.

Được mời đến đây để chia sẻ với các bạn, tôi không xem mình như một diễn giả, mà chỉ là một người anh, một người đi trước, có được một số kinh nghiệm, vì vậy khi suy nghĩ về chủ đề gì sẽ nói với các bạn, tôi đã cân nhắc rất nhiều, xem mình nên chia sẻ với các bạn điều gì? Điều gì là quan trọng nhất trong hành trang kinh doanh khi chúng ta bước vào đời.

Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định sẽ nói về một chủ đề mà tôi cho là rất quan trọng: đó là chữ “Tín”. Tôi sẽ kể lại cho các bạn 2 câu chuyện có thật từng xảy ra với tôi về chữ tín mà tôi đã rút tỉa được trong những năm đi làm của mình.
Giá trị của chữ “Tín”
Ngoài công việc chính ở công ty, tôi còn có một cái xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Xưởng tôi không làm quá nhiều mặt hàng mà chỉ chuyên sản xuất một số mặt hàng khá đặc thù. Đối tượng tiêu thụ chủ yếu là các khách sạn ở Singapore và gần đây mở rộng sang Malaysia.

Vì chỉ chọn sản xuất những mặt hàng khá đặc đặc thù trong phân khúc hẹp nên thời gian đầu, sản phẩm của chúng tôi gần như không có đối thủ cạnh tranh trên những thị trường mục tiêu đó. Tuy nhiên cũng như tất cả mọi công việc kinh doanh khác, buổi đầu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn để xâm nhập thị trường.

Có một dạo, một khách sạn ở Singapore (ở đây tôi không tiện nêu tên nên gọi là khách sạn A) đặt hàng chúng tôi 1000 sản phẩm để chuẩn bị cho mùa du lịch sắp đến, đây là một đơn hàng thuộc dạng lớn vào thời điểm đó với quy mô của xưởng. Với đơn hàng này thì cả xưởng phải tập trung gần như tất cả nhân công để làm ráo riết trong vòng hơn 1 tháng mới kịp tiến độ.

Mọi việc đang bình thường theo đúng kế hoạch thì bỗng một buổi sáng tôi nhận được liên lạc từ một khách sạn khác (ở đây tôi gọi là khách sạn B). Họ báo cần đặt gấp một đơn hàng tương tự. Sau khi cân nhắc năng lực sản xuất của xưởng, tôi trả lời họ rằng hiện tại do đang thực hiện một hợp đồng khác nên không thể sản xuất kịp theo yêu cầu của họ và từ chối.

Tuy nhiên, khách sạn B vẫn tiếp tục quay lại và đề xuất tăng giá nhằm thuyết phục tôi nhận đơn hàng vì bên họ đang có một số hoạt động rất gấp. Tuy họ không nói trực tiếp nhưng sự tăng giá này ngầm thuyết phục tôi rằng hãy hủy đơn hàng với đối tác hiện tại, chấp nhận các mức phạt và chuyển sang sản xuất cho họ.

Điều đáng nói ở đây là giá trị chênh lệch (nếu tôi chấp nhận theo như đề xuất của khách sạn B), tính tổng giá trị sau khi trừ mọi chi phí cộng các mức mức phạt trong hợp đồng… thì tôi vẫn được lợi hơn 30 ngàn usd, một số tiền không hề nhỏ vào thời điểm đó của xưởng. Chính điều đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều.

Nếu là trước đây, khi chưa ý thức được về chữ tín, có lẽ tôi sẽ đồng ý vì khoảng chênh lệch khá lớn, bên cạnh đó theo thỏa thuận trong hợp đồng, chúng tôi chỉ phải chịu các mức phạt, mà không lo những trách nhiệm pháp lý nào khác. Tuy nhiên sau khi cân nhắc tới lui, tôi quyết định vẫn từ chối. Vì đến thời điểm đó, tôi đã bắt đầu ý thức được chữ tín là điều quan trọng trong kinh doanh.

Tôi tiếp tục sản xuất đơn hàng cho đối tác A và giao hàng đúng hẹn, mọi việc diễn ra bình thường theo kế hoạch. Tất nhiên là mỗi khi nghĩ về số tiền 30 ngàn usd tôi cũng thấy tiếc, nhưng thôi cho qua.

Một thời gian sau, vì một lý do nào đó, khách sạn A biết được việc này. Họ gọi cảm ơn và bày tỏ sự cảm kích rất nhiều. Tôi cũng lịch sự trả lời họ rằng đừng bận tâm, đã làm ăn thì phải giữ chữ tín (dù trong bụng thì vẫn đang tiếc lắm).

Tưởng vậy là xong, thôi thì dù sao uy tín của mình cũng được nâng cao hơn trong mắt đối tác. Biết đâu sau này họ lại tiếp tục đặt hàng.

Ở Singapore có một tổ chức dạng như hiệp hội khách sạn, số lượng thành viên của hiệp hội này rất đông. Thỉnh thoảng họ tổ chức các hội nghị để trao đổi, cập nhật với nhau các thông tin trong ngành. Và trong một dịp như vậy, chính vị chủ của khách sạn A đã lên chia sẻ về câu chuyện trên với tất cả các thành viên khác trong hiệp hội.

Và không nói thì cũng biết rằng sau đó thì tên tuổi của chúng tôi vô tình được quảng bá theo một chiều hướng rất tích cực đến ngay đúng đối tượng cần quảng bá, theo một cách không gì có thể tốt hơn. Các đối tác bắt đầu liên hệ và đơn hàng liên tiếp đến với chúng tôi, tôi mở rộng quy mô của xưởng để đáp ứng nhu cầu và có thể gọi đây là một trong những bước ngoặt phát triển của xưởng. Sau đó, có thể rằng nói riêng về mặt hàng đó, tuy chỉ là một sản phẩm đặc thù với số lượng không nhiều nhưng gần như chúng tôi đã chiếm hầu hết thị phần khách hàng ở Singapore.

Một điều thú vị là tôi biết được câu chuyện này từ chính khách sạn B, trong một lần qua Việt Nam đặt hàng với tôi, họ đã kể cho tôi nghe về việc làm của khách sạn A.

Nhìn lại, tôi mất 30 ngàn, nhưng tôi giữ được chữ “Tín”. Tôi không mất khách hàng A và sau đó tôi có luôn cả khách hàng B, bên cạnh đó tôi có thêm rất nhiều khách hàng khác. Lợi nhuận sau cùng tính ra: nhiều hơn con số 30 ngàn. Và trên hết, uy tín của chúng tôi tăng cao trong mắt các đối tác, người này truyền cho người kia và đó là một trong những nền tảng để xưởng của tôi, một xưởng gia công rất nhỏ không tên tuổi, xây dựng được mối quan hệ với một thị trường tiềm năng.

Câu chuyện trên xảy ra cách đây khoảng 2 năm. Và đó là một trong những kinh nghiệm quý mà tôi luôn luôn mang theo. Để đến hôm nay, nếu xảy ra lại tình huống tương tự, tôi sẽ không còn phải băn khoăn suy nghĩ như trước nữa. Uy tín là thứ không thể mua được bằng tiền, mất uy tín thì sẽ mất tất cả.

Chữ “Tín” còn, còn tất cả!
Người Hoa, những người mà không ai có thể phủ nhận về khả năng kinh doanh của họ, họ buôn bán và thành công khắp thế giới. Ở Việt Nam đã từng có thời gian mà gần như toàn bộ nền kinh tế ở miền Nam nằm trong tay của người Hoa, đến hiện tại, người Hoa vẫn là đối tượng làm kinh tế quan trọng ở Sài Gòn.

Tiếp xúc với họ, hiểu phần nào về cách kinh doanh của họ. Tôi biết được rằng họ có những triết lý kinh doanh mà không bao giờ vi phạm. Và một trong những số đó là giữ chữ Tín, họ sẵn sàng chịu thiệt hại nhiều chỉ để giữ lại chữ Tín. Vì với họ, còn chữ Tín là còn tất cả.

Tôi có một anh bạn mà tôi rất quý, anh kinh doanh trong ngành bất động sản và từng có thời làm ăn rất thành công, từng là người đầu tiên trong nhóm mua được căn biệt thự ở Phú Mỹ Hưng. Rồi cuộc đời có lúc nổi lúc chìm, công việc kinh doanh của anh đi xuống, càng ngày càng xuống, đến lúc trắng tay anh phải đi lái taxi để kiếm sống.

Bạn bè ai thấy vậy cũng xót xa, nhưng cho anh thì không nhận, những lúc túng thiếu quá thì anh mượn một số tiền nhỏ, rồi trả đúng hẹn. Trong một lần uống cà phê với anh, tôi nói anh có khả năng, sao anh không huy động vay mượn để gầy dựng lại sự nghiệp. Anh nói một câu làm tôi nhớ mãi:

“Anh bây giờ chỉ còn một tài sản duy nhất, đó là uy tín, và anh không thể phí phạm nó. Anh chờ đến một cơ hội thích hợp nhất thì sẽ mang nó ra sử dụng”.

Tôi từng chứng kiến, từng nghe nhiều trường hợp về sự thất bại vì đánh mất chữ Tín. Tôi may mắn học được những bài học về chữ Tín mà không phải trả những cái giá đắt như người khác.

Đến hôm nay tôi nghiệm ra được cho mình rằng đôi khi việc hy sinh chữ Tín có thể mang đến những khoảng lợi nhuận trước mắt, nhưng về lâu về dài, rồi chúng ta sẽ thiệt hại nhiều hơn. Ngược lại, giữ được chữ Tín chúng ta có thể mất đôi chút về kinh tế, nhưng chắc chắn về lâu về dài lợi nhuận chúng ta sẽ thu về nhiều hơn. Và cả trong trường hợp không thu về được thì chúng ta vẫn lợi, vì chữ Tín – như đã nói – cũng là một tài sản.

Các bạn đang ngồi đây đều tràn đầy nhiệt huyết, sau hôm nay các bạn sẽ bước vào một môi trường mới, chông gai hơn nhưng cũng thú vị hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ cần nhiều hành trang để bước đi, rồi chúng ta sẽ có thành công, có thất bại, nhưng dù ở giai đoạn nào, tôi chúc các bạn sẽ luôn giữ được chữ Tín của mình.

Chúc các bạn thành công!

Viết lại bài viết này, thân tặng anh N. – chúc anh sớm vượt qua thất bại tạm thời – và tặng cho tất cả những ai đang chuẩn bị bước vào kinh doanh.

49 comments On Chữ "Tín" còn, còn tất cả!

  • Những bài viết của Anh thực sự truyền cảm hứng về những giá trị tốt đẹp trong xã hội. Không thể không gửi một lời bình luận như là một hành động cảm ơn chân thành tới anh Hiếu, một người Thầy, một người anh đáng kính bằng chính những kiến thức, kinh nghiệm và suy nghĩ đẹp!

  • Năm chị 14t đã may mắn được ông nội dạy cho bài học về chữ Tín sau khi hứa viết bài cho ông (vì ông mắt rất kém) mà cho ông leo cây ba lần. Một tuần sau lần thứ ba ông đã nhẹ nhàng chỉ bảo. Cho đến bây giờ bài học đầu đời đó vẫn là kim chỉ nam trong cuộc sồng của chị.

    8
  • Phương Nguyễn

    Em đã xem video bài nói này trên Youtube của Ted talk và có nhắn cho anh mong anh chia sẻ lại câu chuyện này dạng podcast. Hay quá, em lại tìm được bài viết này.

    2
  • Chào anh Hiếu,

    Em là Minh Nhật và hiện tại đang là trưởng nhóm dự án ‘Humans of Integrity’, hướng đến lan tỏa giá trị về chính trực, trung thực và tử tế trong giới trẻ tại Việt Nam (18-25 tuổi). Đọc bài này em thấy rất tâm đắc và cũng phù hợp với định hướng của dự án nên muốn chia sẻ lại về Facebook và website của dự án, nhưng sẽ tách ra làm 2 câu chuyện riêng, 1 là chuyện về 30,000 USD và 2 là chuyện về bạn của anh.

    Anh thấy thế nào ạ?

    Mong sớm nhận hồi âm của anh.

    Thân mến,

    Minh Nhật

    8
  • Hi anh,
    Khi đọc được bài viết này của anh thì em đã gần như đánh mất chữ Tín. Nên em thấm đến từng dòng từng chữ. Giờ đây xây dựng chữ tín thì thật chông gai, vì khi chưa có chữ tín người ta chỉ là số 0 còn khi đánh mất chữ tín thì còn dưới con số 0 rất nhiều.
    Cảm ơn anh!

    1
  • Đúng là trong cuộc sống chữ tín quá quan trọng mình đang ngán cái kểu làm ăn chộp giật tại Việt Nam.

  • bai viet cua anh rat hay, em hoc duoc rat nhieu dieu ,, cam on anh !!1

  • Một bài học rất bổ ích đối với những sinh viên sắp ra trường, thật ra thì chữ tín nó áp dụng vào tất cả các lĩnh vực chứ không riêng gì kinh doanh cả. Nếu bạn là người có chữ tín thì chắc hẳn bạn rất được mọi người yêu mến 😀
    Thanks admin đã chia sẽ câu chuyện hay.

  • rât thích bài này của Hiếu. Tks for sharing

  • Thật sự cảm ơn a. Lang thang tìm việc trên mạng, e vô tình đọc được thông tin tuyển dụng của công ty anh. Lúc đầu, e thất sự bất ngờ và buồn cười vì cách đăng tin tuyển dụng của a : ” Được uống nước không giới hạn”,” đi đường nhìn ô tô nhiều hơn hotgirl”….. Chưa từng thấy 1 công ty đang tin tuyển dụng như thế này. Bất ngờ, bun cười và có hơi chút bực mình nữa. Hehe. Tò mò nên e quyết tâm tìm hiểu công ty này như thế nào nhưng càng đọc về công ty và cách trả lời của a khiến e thật sự rất tâm đắc. Cảm ơn a, cảm ơn những chia sẽ của a. Thật sự rất tốt cho một sinh viên mới tốt nghiệp như e và cho tất cả mọi ng. Chúc a lun vuie và thành công

    2
  • Seach ở google tình cờ vào blog của anh, Bài nào cũng thể hiện kiến thức sâu rộng

    bài viết này của anh rất hữu ích cho một thành viên mới bước vào nghề Marketing như em, Nhiều khi giữ được chữ tín thật là khó nhưng khi làm được rồi thì sau lại vui trong lòng

  • Đặng Thị Mỹ Chi

    Vô tình đọc được những entry của anh, càng đọc càng ghiền… Mà bài nào đọc cũng nổi hết da gà! ^^ Vì quá thú vị và đúng là những thứ em đang cần. Mà cách viết tưng tửng rất giống cách viết blog của em nên đọc cũng dễ nuốt, mà nuốt tới đâu tiêu tới đó, nhưng để thấm vào ruột non và đi vào máu thì chắc là chỉ có thực tế mới làm được điều đó. Vì đôi khi đi trên con đường được gắn nhãn “Warning” nhưng đâu phải 100% người đi qua đó sẽ không gặp tai nạn đâu. Những kinh nghiệm anh viết ra cũng vậy, chỉ là một bảng “warning” – nhưng vô cùng cám ơn anh về nó vì ít ra cũng giúp người đi đường aware về chướng ngại vật và cũng bớt được một số em lọt hố ga… ^^

    1
  • Cám ơn a về bài viết. Rất hữu ích cho 1 người làm KD như e 🙂

  • Cảm ơn anh vì bài viết hết sức ý nghĩa. Chúc anh và gia đình luôn mạnh khỏe tràn đầy hạnh phúc.

  • Em chào anh.
    Em là Vân Thành. Hiện nay em là sinh viên năm 4 kinh tế. Em đã đọc bài viết của anh về chứ Tín. Thực sự em cũng nghĩ đây là một yếu tố rất quan trọng nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Nhưng anh Hiếu ơi, áp dụng nó không phải là điều dễ dàng. Ngay cả chính anh cũng băn khoăn khi đưa ra quyết định trường hợp KS A và B ở trên. “Chính điều đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều.”
    Trong trường hợp của anh, công ty anh có thể từ chối KS B. Nhưng nếu hoàn cảnh lúc đó cực kì khó khăn, công ty rất cần tiền. Mọi thứ không ủng hộ anh. Anh sẽ đưa ra quyết định như thế nào ạ? Liệu chữ Tín khi đó còn như ban đầu nữa không anh?
    Em rất muốn biết quyết định của anh trong trường hợp đó. Mong rằng sẽ nhận được phản hồi từ anh.
    Cám ơn anh vì những chia sẻ trên. Cám ơn anh vì đã đọc cmt này của em.

    • Theo mình thì vẫn nên chọn khách hàng A thôi.
      Bạn nghĩ sao nếu khách hàng B không có thật, chỉ là bài toán thăm dò của khách hàng A vì 1 lý do nào đó???

    • Stravabond

      Hoàn thành cho KH A vẫn có tiền mà, chỉ là ko dư ra 30k như KH B thôi

  • bài viết hay quá. e là sinh viên mới ra trường, rất muốn thử sức mình trong kinh doanh, sẽ phải học hỏi từ những người như a rất nhiều

  • a hieu ah
    e cung dang chuan bj cho mot ke hoach kd.e cung tinh co doc duoc bai nay.co the e phai suy nghj ky truoc khj lam.chuc a thanh cong

  • MaiNhuNgocHa

    Em chào anh Hiếu, tình cờ em đọc bài này của anh, nhưng mà cho em xin phép nói ngoài lề 1 chút nhe anh!
    Em cũng ôm ấp cái giấc mộng hàng thủ công mỹ nghệ 1 ngày đường hoàng, trang trọng bước vào khách sạn VN và là 1 thứ mà dân nước ngoài phải chi “bộn tiền” thì mới có được nó. Em thấy anh cũng đề cập đến việc anh đang sở hữu 1 xưởng thủ công mỹ nghệ, anh có thể chia sẻ với e 1 chút kinh nghiệm của anh trong tìm kiếm con người, đào tạo,dây chuyền làm việc như thế nào để đạt năng suất mà k làm mất đi tính nghệ thuật cà nhân của từng người… và nhiều thứ khác nữa. Có được không anh? Hi vọng anh thấy phần comment của e. Chúc anh có đủ!

    1
  • Cám ơn Hiếu đã chia sẻ một bài viết và trải nghiệm tuyệt vời.

  • bài viết rất hay
    cám ơn anh nhiều

  • nguong mo, hihi, doc cau chuyen cua a that thu vi,e chiem nghiem duoc mot dieu rang :nhung cai loi truoc mat co the huy hoai ca mot tuong lai….
    a la mot nguoi tung trai va a da biet nhung dieu gi nen lam: “tha con tom dat bat con tom hum” haha
    bay h thi duoc ca tieng lan mieng roi
    chuc a gap nhieu thanh cong.

  • công ty của mình cần viết phương án kinh doanh nhà hàng tiệc cưới, các bạn có thể nhận viết gấp dùm được không? chi phí bao nhiêu? xin vui lòng liên lạc với mình gấp nha, cảm ơn các bạn nhiều nhiều

    2
  • Rất có ý nghĩa

  • katerina.nguyen

    Cam on anh ve nhung chia se rat bo ich nay! Uy tin la thu ma mot khi da mat thi that kho lay lai. Coi nhe chu tin cung giong nhu ta choi tro ve tranh tren bai cat o bien vay.

  • Ngọc Trâm

    Chào anh,
    Tôi xin phép “cắp” bài của anh cho học trò của tôi nhe.
    ngưỡng mộ anh quá..

  • bài viết hay tuyệt ^_^

  • salon thanh hung

    e it tuoi moi buoc vqo kinh doanh nen con nhiu vap nga. e mong moi ng gjup do e nhiu. a nao co the giup e dc j do du la nho nhoi giup e nge. pm e 01685286265

  • salon thanh hung

    rat quy gia anh a.e mi buoc vao kinh doanh o linh vuc lam toc. co nhiu dac thu cv khak cua a nhung chu tin dvoi e wan trong. moi ng co chut kinh ngiem nao trong linh vuc kd lam toc giup e nhe. thanks tat ka moi ng

  • Lần đầu gặp anh ở “doing business in vietnam conference 2011”. Rất ngưỡng mộ anh với những gì anh chia sẻ và đạt được. Sẽ luôn giữ chữ tín với những đối tác và đặc biệt là chính bản thân em ^^ take a risk

    1
  • đọc blog của anh lâu rồi, hôm nay mới lần đầu viết phản hồi.
    Thích bài viết này của anh vì đây cũng chính là điều anh luôn tâm niệm khi làm kinh doanh.
    Giữ chữ tín trong kinh doanh với khách hàng, với nhân viên của mình, quan trọng và khó thực hiện hơn hết là chữ tín với bản thân mình.
    Em cũng thích câu nói của anh bạn của anh, uy tín cũng là một tài sản, tài sản vô cùng quý giá.
    Chúc anh ngày mới tốt lành 🙂

  • Đọc xong d phải mất 5 phút để suy ngẫm…đúng là dù trong bất cứ hoàn cảnh nào chữ “tín” đều chiếm 1 vị trí rất quan trọng….

  • Cảm ơn anh!

  • living2love_27

    Đọc entry của anh, em rất xúc động,
    quan trọng hơn, em chỉ mất 7p để đọc hết bài viết nhưng em ghi nhớ và áp dụng cho c/s và công việc của em.

    Cám ơn anh vì đã chia sẻ.
    Chúc anh năm mới vui vẻ

  • Moi lan doc bai cua cau la toi hoc hoi them nhieu dieu. Cam on cau!

  • Một kinh nghiệm, một trải nghiệm rất ấn tượng và đồng thời cũng là bài học quý giá của tiền bối dành cho hậu bối ^__^

  • Chữ Tín – không thể thiếu cho những ai làm KD

  • Cảm ơn vì một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của chữ Tín trong kinh doanh và trong cuộc sống…

  • Cảm ơn anh vì đã chia sẻ, bài học quý với nhiều mặt của cuộc sống, không chỉ là kinh doanh.

    Sống và làm việc chỉ cần không hổ thẹn với chính mình :X

    1
  • Mohamad Ibrahim

    Uy tín là thứ không thể thiếu trong các mối quan hệ.
    Tuy nhiên, cuộc sống không phải màu hồng thế này anh Hiếu ơi. Câu chuyện của anh có tính giáo dục hơn hẳn, nhưng thực tế có khi đau lòng. Có những lúc mình bị phản bội lại lòng tin và uy tín của mình. Lúc đó phải làm sao để vượt qua và tiếp tục đi tiếp đây!?

    1
    • Đúng em ạ, không phải lúc nào việc giữ uy tín cũng mang lại kết quả tốt cho chúng ta. Bản thân anh cũng nhiều lần bị người khác lợi dụng sự tin tưởng.

      Nhưng anh nghĩ rằng, không nên để những việc đó làm ảnh hưởng đến phương châm sống của mình. Mình xây dựng uy tín là cho mình, còn người khác lợi dụng lòng tin hay uy tín của mình là một câu chuyện khác. Và như anh đã nói, uy tín chỉ là một hành trang quan trọng. Chúng ta còn cần những hành trang khác / để nhận diện và đối mặt với những người như vậy.

      Chúc em năm mới nhiều niềm vui và thành công.

    • Mohamad Ibrahim

      Em mong chờ nhiều chia sẻ của anh về những hành trang khác để em có dịp biết và chuẩn bị. Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà 😀

      Cảm ơn anh về lời chúc và cũng chúc anh năm mới nhiều thử thách mới lạ hấp dẫn sẽ đến cho phong phú cuộc sống. 🙂

    • TUAN

      Tuy rang chua biet gi ve vc KD nhung qua cs cung da cho em thay duoc nhung dieu ma anh da ke tren thuc su trong cs em cung da tung gap vi loi dung long tot cua minh ma ban be quay mat lai voi em anh a. tuy rang luc do rat la buon nhung em cung chi biet vay thoi chu em cung khong chach moc ho lam gi .cho du ho nghi rang da lua duoc minh nhung doi voi em thi em lai nghi minh da la mot viec tot anh a. em rat tu hao khi minh da giup duoc ho chu em khong nghi rang la minh da bi ho lua doi minh.con neu ho co y lam dieu xau voi minh thi em nghi rang cuoc doi se khong bao gio de cho ho lap lai voi nguoi khac nhu ho da tung lam voi em dung khong anh? em chuc anh NAM MOI THEM TUOI MOI, VUI VE ,HANH PHUC VA THANH CONG TREN CON DUONG SU NGHIEP CUA ANH NHE. CAM ON ANH RAT NHIEU!

    • Mình hoàn toàn đồng ý và cảm ơn bài viết của Hiếu! Theo mình thấy có một số người vì thiếu sự tin tưởng, vì sợ lợi dụng nên thay vì họ phải sáng suốt, nhạy bén nhận diện đối tác thì họ lại tranh thủ làm điều này trước khi nó xảy ra với mình.. và nếu nhận thức này lan truyền thì thật đáng ngại cho môi trường kinh doanh của ta.

      Sẵn đây, chúc Hiếu năm mới thêm nhiều thành công nhé!

  • Bài viết hay lắm anh ạ, em rút ra dược nhiều điều bổ ích. Cám ơn anh đã chia sẻ.

    Năm mới chúc anh thành công hơn nữa.

  • Vu Hong Quang

    Những bài học rất hay. Những ai làm KD đều nên suy ngẫm kỹ.

  • Bài viết giá trị, rất đáng để đọc. Chữ Tín không chỉ cần trong kinh doanh mà cả trong cuộc sống cũng nên nhớ.

    1

Trả lời cho Mohamad Ibrahim Bỏ trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer