Junk Removal

Hôm nay phần update của Twitter trên Appstore có một đoạn tôi rất tâm đắc, tạm dịch như sau: “Bằng việc loại bỏ những tính năng mà người dùng không còn sử dụng, chúng tôi có thể tập trung xây dựng những tính năng mới. Do đó, hôm nay chúng ta chia tay tính năng tap vào một sticker để xem timeline của nó”.

Chắc hẳn công ty nào cũng có những quy trình để xây dựng sản phẩm/feature mới. Tuy nhiên lại không nhiều công ty có quy trình để loại bỏ đi những thứ chúng ta đã release. Để rồi chính những thứ mà tôi gọi là feature debt đó quay trở lại “ám” chúng ta từ performance cho tới user experience, ám tới cả cách chúng ta xây dựng những feature mới.

Ai đã làm việc trong ngành này chắc chắn ít nhiều lần phát điên với những cái junk feature này.

Có lần tôi nhận cố vấn cho một công ty, sau khi review sản phẩm tôi mới bật ngửa khi phát hiện ra sản phẩm của họ như một cái nhà kho, nơi “sưu tập” tất cả những feature mà họ đã từng ship, có cái tuổi đời gần chục năm.

Khi đó, việc đầu tiên tôi cho triển khai là xây dựng một quy trình mà tôi đặt tên là Junk Removal. Sau đó suốt mấy tháng trời cả công ty chỉ tập trung đi “bán ve chai”.

Sau khi được tẩy rửa sạch sẽ, những tưởng với ít feature hơn thì sản phẩm sẽ giảm performance, nhưng kết quả cho thấy là vẫn vậy, thậm chí trong một số tiêu chí còn tăng. Đổi lại là vô số lợi ích khác. Để rồi từ đó rộng đường để team có thể quay lại tập trung vào những core feature và từ đó đưa sản phẩm đi lên.

Steve Jobs có một câu nói rất nổi tiếng: “I’m as proud of what we don’t do as I am of what we do” – (Tôi tự hào về những thứ chúng tôi đã không làm không thua gì những thứ chúng tôi đã làm).

Luôn luôn ghi nhớ, một trong những trách nhiệm chính của người làm product không phải là chăm chăm chạy đua ra sản phẩm hay feature mới, mà là dám “say no”.

Và việc đó nên được tiến hành liên tục, song hành cùng với vòng đời của cả sản phẩm chứ không phải chỉ trong giai đoạn đầu.

2 comments On Junk Removal

  • Em cũng đang đau đầu với những junk features này, em join dự án khi sản phẩm đang chạy và tham gia vào việc tối ưu lại sản phẩm dựa trên những định hướng rõ ràng, xuyên suốt. Nhưng vấn đề là có những tính năng mình thấy nó lởm mà người dùng đã quen với nó nên bọn em đã gặp rất nhiều khó khăn khi quyết định từ bỏ một thứ gì đó. Bọn em đang có gắng tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn để thấu hiểu họ và đưa ra những quyết định tốt hơn, nhưng liệu anh có thể chia sẻ một số mẹo, kinh nghiệm về việc đưa ra các ranh giới để có thể phân biệt khi nào thì mình có thể chấp nhận trade off khi từ bỏ những features mà bị coi là junkies không ạ? Hiện tại bọn em làm hoàn toàn dựa trên cảm tính sau khi đã va vấp với khách hàng,

    3
    • Anh đang hiểu junk features là những thứ người dùng không dùng nữa, không quan tâm. Còn vấn đề của em thì anh thấy thiên về usability ko tốt, còn người dùng vẫn cần và đã quen

      5

Bình luận của bạn:

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer