Sau buổi conference tôi nhận được khá nhiều câu hỏi các bạn gửi về. Thay vì trả lời riêng thì những người khác sẽ không xem được, tôi mở thêm trang này để mọi người có thể gửi câu hỏi về tại đây, mỗi tuần tôi sẽ chọn ra những câu hỏi giá trị và trả lời trong một video trên kênh Youtube của tôi.

Một số lưu ý:
  • Quan trọng: Mỗi comment chỉ 1 câu hỏi – nếu có nhiều câu hỏi các bạn có thể post thành nhiều comment. Việc này sẽ giúp tôi dễ trả lời (nhờ đó có thể trả lời chi tiết hơn cho các bạn), bên cạnh đó cũng sẽ giúp cho người đọc dễ theo dõi.
  • Kiến thức tôi có hạn, không đảm bảo câu nào cũng sẽ trả lời được.
  • Nếu chưa xem buổi training, mọi người hãy xem video training tại đây trước khi đặt câu hỏi.

Để đặt câu hỏi, các bạn bấm vào đây.

44 comments On Hỏi đáp

  • Hi Anh Hiếu, Em là 1 UI / UX dưới 1 năm kinh nghiệm,.Em xin anh vài ý kiến ạ. Em là người yêu thích về Bussiness & Product từ rất lâu rồi,Em hay đọc sách về nó nhiều nữa. Do trước đó em làm Graphic nhưng sau thời gian em ngẫm thì e thật sự k yêu thích nó và chuyển sang UI/ UX thì theo anh nếu tương lai em theo con đường UX thì có tương lai đi lâu và phát triển không ạ anh.??? cho em xin ý kiến em cám ơn anh nhiều.Mong anh có thể phản hồi cho em ạ.

    2
  • Hi anh Hiếu. Anh Hiếu có tìm hiểu các sản phẩm y tế không ạ? Em có hứng thú với các công việc ứng dụng product management trong y tế. Em hy vọng sẽ được sử dụng thường xuyên các công cụ Design Thinking trong công việc hàng ngày của mình. Tuy nhiên, em lại chưa muốn làm công việc liên quan đến các sản phẩm telemedicine hiện đang được phát triển rất nhiều ở Việt Nam.

    Em rất mong nhận được góp ý của anh Hiếu. Em cảm ơn ạ.

    1
    • Dạ ý em muốn hỏi là liệu có sản phẩm y tế nào khác giúp em ứng dụng product management trong công việc hàng ngày hay không ạ?

  • Harry Trần

    Anh ơi, anh có thể share link slide cho cộng đồng được không ạ? Video chưa được nét nên mọi người chăc cũng mong muốn thế ạ. Em xin chân thành cảm ơn công sức của anh!

    1
  • Hi anh Hiếu,
    Thanks anh vì bài chia sẻ quá bổ ích.

    Do trên youtube chỉ có 720p, mờ quá, em không xem được các chi tiết. Anh gửi em các hình/biểu đồ/pages ở các mốc thời gian này được không?
    – Customer journey map 1:17:35 (https://youtu.be/kMLgug3GrkU?t=4655)
    – Squad, Tribe, Chapter 1:40:20 (https://youtu.be/kMLgug3GrkU?t=6020)

    Thanks,
    Dũng

  • Về việc học Product management tại nước ngoài (Master), xin anh Hiếu cho lời khuyên học ngành nào (tên ngành) và tại nước nào
    Em hiện đang nhắm đến các ngành Information System, hoặc Human-Computer Interaction ạ

    Về background, em học đại học ngành Computer Science, ra trường có làm qua vị trí BA và Product

    Em cám ơn anh ạ

  • Nhờ anh Hiếu chia sẻ scope công việc như anh đã từng làm ở các công ty consulting MBB sẽ làm gì? Và thường thì các ứng viên có background như thế nào để có thể làm việc tại đây ạ?

  • Cảm ơn anh Hiếu và team rất nhiều.
    Cho em xin phép hỏi là nếu trong giai đoạn đang phát triển sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh ra mắt tính năng tương tự tốt hơn nhiều, vậy nên làm thế nào ạ.

    Em cảm ơn anh

  • Dear Anh Hiếu;
    Anh Hiếu có thể chia sẻ kinh nghiệm để tuyển được Product Manager xịn không? Bên cạnh yếu tố chuyên môn, thì yếu tố nào mà Product Manager cần phải có nữa ah?
    Cảm ơn Anh!

  • Cảm ơn anh Hiếu, anh Lâm và team về buổi onl conference, hi vọng cộng đồng làm product sẽ có nhiều những buổi knowledge transfer hữu ích như vậy.

    Cho em hỏi là giai đoạn research về các đối thủ cạnh tranh thường ở stage đầu dự án. Vậy trong trường hợp đang development nhưng đối thủ ra mắt tính năng tương tự tốt hơn nhiều –> thì tạm dừng dev lại để improve sản phẩm của mình hay nên như nào ạ?

    Em cảm ơn anh.

  • Chào anh Hiếu,
    Cám ơn anh đã dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm của mình về Product Management. Em có một câu hỏi như sau:
    Trong trường hợp build những sản phẩm lớn bao gồm nhiều mảng dịch vụ khác nhau (Ví dụ, Airbnb có thuê phòng, đặt tour, v.v) thì bộ phận nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm và làm thế nào để đảm bảo trải nghiệm đồng nhất giữa các dịch vụ?

    Em cảm ơn anh! Chúc anh sức khoẻ!

  • Nguyen Tuan Anh

    Chào anh Hiếu, hôm qua mình có dịp nghe anh nói về Product Management và thấy mô hình tower của anh rất rõ ràng dễ hiểu. Tuy nhiên nghe không mà không thử thì cũng sẽ quên, nếu được anh cho phép mình sẽ thử áp dụng cho dự án đang chạy của công ty để revisit lại cách làm. Mình sẽ ghi rõ nguồn từ anh.

  • Cảm ơn anh Hiếu về buổi chia sẻ rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu ạ. Background của em là business và em cũng có basic về design, em từng có thời gian hỗ trợ truyền đạt thông tin API hệ thống giữa công ty với đối tác nên em cũng khá hứng thú với ngành này. Em muốn học chuyên sâu hơn về ngành này thì anh có thể giới thiệu cho em một vài trường ở nước ngoài mà anh nghĩ là mạnh về ngành này không ạ? Em cảm ơn anh nhiều ạ.

  • Em cám ơn buổi chia sẻ của anh ạ.

    Hiện nay công ty em cũng đang chạy mô hình quản lý sản phẩm tương tự mô hình anh chia sẻ, trong đó các members của team UI/UX được đưa về các team sản phẩm nhưng vẫn cho sự cố vấn, hỗ trợ và approval từ UX lead (chapter).

    Tuy nhiên, trong team sản phẩm em đang làm, vai trò của QC khá quan trọng: test cases, test các bản build, bản test beta.. QC sẽ giúp team test các bản build hay bản beta trước khi lên production. (PO và UI/UX cũng tham gia test bản beta).

    Trong phần chia sẻ anh có nhắc đến việc lược giản các vị trí QA, QC bên cạnh BA.
    Anh có thể giải thích thêm về lý do khi không đưa QA,QC trong mô hòn không ạ?

  • DUONG VAN DONG

    Hi Anh Hiếu,

    Em có câu hỏi như sau: Em đang cần improve RETENTION app nhưng em lại ko có đc persona từ phỏng vấn hoặc servey . Mà hiện tại chỉ có DATA của Firebase trả về thì liệu những data đó đã đủ dùng để nghiên cứu khảo sát chưa ạ. Em thấy khá nhiều để tạo HCJM ạ :(. Em cám ơn Anh

  • UI Design vs UX Design đã được anh giải thích trong buổi training còn về Job Title – Products Designer thì đc định nghĩa ntn ạ?

  • Nếu 1 UI design trong 1 business phải làm hết các công đoạn như survey user, persona research, … đến wireframe, protoype, animtion, interactive… cả việc code HTML, CSS, JS cho FE thì có nên ko? có bị coi là dậm chân vào việc của người khác? Hay chỉ nên focus vào đúng việc của UI Design như anh nói là define UI system/ styleguide. Vì thực tế ở 1 số startup e thấy các bạn UI des hầu như đều dc yêu cầu các kiến thức trên để có thể hoàn thành công việc đc giao.

  • Product Manager vs Project Manager khác nhau ntn? cái nào cover cái nao?

  • Đối với người có xuất phát điểm là dev/ des mún trở thanh product thì lộ trình học sẽ ntn? Có cần thiết là pải làm des 1-2 năm, dev 1-2 năm, UX 1-2 năm để tích luỹ kinh nghiệm thực tế để apply vào vị trí của Product ko?

  • Trong 1 startup thiếu thốn về resource, cũng như các tracking data cần thiết, vậy làm sao để xác định được yêu cầu của CEO là phù hợp với product, với business để tránh trường hợp như a nói là caí gì cũng thêm vào product thành 1 nồi lẩu thập cẩm.

  • Quang Tuyến

    Em chào anh Hiếu, hiện tại em làm UI mới được 2 năm, em đang có mong muốn được chuyển hướng sang làm UX Design. Vậy anh cho em hỏi cần bắt đầu học từ đâu, có thể tự học được không hay nên qua một khóa học chuyên nghiệp (nhân tiện cho em hỏi bên Úc có nơi nào đào tạo chuyên sâu về UX như vậy không ạ) và phải làm thực tế trong một công ty có quy trình rõ ràng. Em cảm ơn anh ạ!

  • Chào anh Hiếu,

    Em cũng là độc giả trung thành của blog anh. Em thắc mắc về việc team dev tham gia thế nào trong quá trình phát triển sản phẩm là hiệu quả nhất. Câu hỏi cụ thể:

    Ở giai đoạn nào thì bắt đầu kéo team dev vào, sớm nhất là giai đoạn nào thì team dev bắt đầu thiết kế database, lên kế hoạch các module?

  • Quynhx Jessia

    Anh ơi với quantitative data thì số sample size khoảng bao nhiêu cho 1 lần test được coi là đủ để kết luận ạ?
    Đặc biệt với startup thì số user hạn chế 1 vài chục/ trăm early adopter thì có cách để lấy thêm sample này hoặc test bên ngoài k?

  • Rất cảm ơn anh Hiếu đã đành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình cho mọi người. Hiện tại team em đang làm một product về quản lý hợp đồng cho lĩnh vực bất động sản.

    Vì là team nhỏ và không đủ nguồn lực để staff đầy đủ các roles cho product management team (mặc dù rất muốn), cho nên chiến lược trước mắt là chọn những features và function thật sự critical và thật sự cần thiết để có thể phục vụ được cho nhu cầu quản lý hợp đồng của user, sau đó tìm cách đẩy MVP product này ra thị trường, tiếp cận được nhiều user càng tốt để gather feedback và cũng như làm user research (free trial product).

    Dựa trên data thu thập được trên MVP product, team sẽ tiếp tục phân tích và improve product cũng như là lắng nghe nhu cầu của user xem họ cần thêm gì, đến một giai đoạn nhất định sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn generate revenue và tổ chức team bài bản hơn.

    Vì nó khá là khác so với những gì anh đã chia sẻ, cho nên theo anh thì những điểm dở của cách làm này là gì và dưa trên kinh nghiệm của anh thì tỉ lệ thành công của nó là bao nhiêu phần trăm? Xin cảm ơn anh.

  • Chào anh Hiếu, cho em xin tiếp tục một câu hỏi khác ạ.

    Cũng tương tự như câu hỏi trước, nếu có đầy đủ vị trí chuyên biệt cho Product team, thì daily hay weekly anh nghĩ một người Product Manager nên phân bổ thời gian cho các danh mục công việc nào và theo tỉ trọng thời gian thế nào là tốt ạ. Câu hỏi có thể hơi trừu tượng và có thể tùy ngữ cảnh nhưng em hy vọng a có thể assume một scenarios nào đó, vì thực sự em vẫn thấy vị trí PM quá thú vị khi thường bao gồm quá nhiều scope, dẫn tới mỗi người nghĩ mỗi kiểu 😀

    Long Luong – CTO @ VeXeRe

  • Chào a Hiếu, em là Long – CTO của VeXeRe.com. Em đã tham gia bài sharing rất thú vị của anh, cảm ơn anh nhiều.

    Cho em hỏi nếu có thể form một team có đầy đủ các vị trí PM, UX Designer, UI Designer, User Research, Data Analyst. Thì với vị trí PM, top 3 hard skills và top 3 soft skills mà anh nghĩ sẽ cần thiết với vị trí PM đó là gì ạ?

  • Cám ơn anh Hiếu nhiều về buổi chia sẻ. Em là Đạt, lúc live stream có đặt câu hỏi, nhưng phải Shorten cho đủ ký tự, nên có vẻ không truyền tải được đầy đủ ý cho anh Hiếu.

    Em xin phép dùng hình của anh Hiếu, thêm 1 số thành phần minh hoạ lại, để câu hỏi của em để rõ hơn. Hình tại đây: https://bit.ly/Dat_Question

    Hiện cty em đang focus vào Software Consulting & Outsourcing. Bên em áp dụng Agile Structure giống anh Hiếu trình bày, hiện em là Head một Tribe. Em muốn xin hỏi thêm kinh nghiệm của anh Hiếu khi còn làm Consultant tại Bain.

    Như hình minh hoạ, thì cty em thường tư vấn cho 2 nhóm Client A (Ambitious) và M (Major).
    – Nhóm Client M: Quá lý tưởng, không cần phải bàn thêm. Có thảo luận thì sẽ thường về chi phí, và rationale để Management team cho hiệu quả.
    – Nhóm Client A: Thường họ sẽ miss những phần như minh hoạ trong hình.

    Theo kinh nghiệm của em, 1 product để hoạt động trơn tru, ngoài 13 phần như anh Hiếu mention, các phần
    – 14: Architecture
    – 15: Infrastructure
    – và C: Continuously maintenance, operation và enhancement
    Đây là những phần để hiện thực hoá và quyết định về Tech Feasibility (như anh hiếu có chia layer).

    Thường nhóm A rất có ambition, nhưng sẽ thiêú toàn bộ các phần em có đánh dấu (2, 5, 9, 10, 11, 15 và C). Rất khó để thuyết phục họ spend thêm chi phí, cũng như effort cho các phần này. Và có nhiều KH trong nhóm A thường Assume chi phí cho các phần này phải nhỏ hoặc bằng 0.

    VD:
    Có một Client họ bỏ ra hơn $50K để làm 1 product. Sau khi hoàn thành, thì team IT tự đem về host trên local self service, và không ai quan tâm đến việc Maintainance. Kịch bản thường thấy là Product launch khá ổn, chạy 1 thời gian thì performance down dần về 0, đến lúc dừng hoạt động hẳn.

    🙂 Nghe có vẻ hơi extreme và tiêu cực. Nhưng thực sự team đã xử lý những case IT Head nghỉ việc, Server được đăng ký cá nhân, không gia hạn, ngừng hoạt động. Sau đó cả team CS ngồi chơi vài ngày, chờ Production House đến setup lại giúp. Nhưng mindset đến tận lúc đó, có người vẫn nghĩ do product development không tốt, nên dừng hoạt động.

    Thường những chi phí để Operation, Infrastructure và Enhancement không hề thua chi phí develop ban đầu, và có xu hướng tỷ lệ thuận. Develop product càng nhiều function, architecture càng phức tạp, độ ổn định càng cao thì Infrastructure và Cost cho Maintenance team cũng tăng tương ứng.

    Em muốn hỏi lúc anh Hiếu làm ở Bain, mình có áp dụng Framework, Methodology hoặc Technique nào để có thể Consult, Onboarding, Educate và thậm chí Brain Storming với KH, để họ có thể nhận thức rõ tầm quan trọng và các chi phí ngầm này không nhỉ?

    Em cảm ơn anh.

  • Hi anh Hiếu,

    Cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của anh. Em đang gặp phải nhiều vấn đề về Technical Feasibility. Khi đã đi đến công đoạn ra được các tính năng cần thiết, tuy nhiên dev team thường không (hoặc chưa) đáp ứng được hết. Trong đó có 1 số tính năng có thể góp phần lớn đến sự thành bại của sản phẩm. Thêm nữa là PM chưa hẳn xuất thân từ dev để có thể debate với dev team là tính năng có làm được hay không và thời gian release thực sự cần bao lâu (để tranh thủ được lợi thế khi release tính năng đó sớm trên thị trường).

    Tuy nhiên, phần này anh Hiếu lại chưa đề cập nhiều. Vậy anh có thể chia sẻ thêm về kinh nghiệm làm việc với team dev để inspire họ cũng như tạo được áp lực khéo léo để họ đưa ra giải pháp tốt nhất cho các yêu cầu của mình không?

    Em cảm ơn anh nhiều. Mong nhận được phản hồi từ anh.

    • Một trong những lợi ích chính của Product Team trong phần training của anh chính là cho mục đích này: tạo động lực cho các thành viên trong các mảng khác nhau (trong đó có Tech). Cụ thể, vì các bạn luôn theo sát sản phẩm, luôn làm việc với nhau như một team nên luôn được chia sẻ các vấn đề, được contribute vào những giải pháp, được theo dõi những giải pháp đó đang có kết quả ra sao. Những điều này sẽ tạo nên động lực cho Tech.

      Ngoài ra, như trong một ví dụ anh có nói trong buổi training, khi làm việc với tech, hãy đưa ra yêu cầu là vì sao con tàu lại cần phải đi ở tốc độ 30 hải lý/ giờ – và nói rõ cho họ nghe lý do vì sao. Và để họ chủ động trong việc tìm ra giải pháp trong chuyên môn (kỹ thuật) của họ.

  • Hi a Hiếu, em là Uyên mới chập chứng vào nghề, em có nghe đến Product Manager & Product Owner, vậy 2 vị trí này khác gì nhau và phối hợp với nhau làm việc như thế nào ạ?

  • Dạ chào anh Hiếu, em là Huy Khiếu hiện là product executive của Hiip Asia.
    Hiện em đang incharge phần hệ thống và chuẩn hoá các Product Requirement Document (PRD), vì hiện tại PRD từ các team khác nhau (Product, Dev, Data) rất rời rạc và không có chuẩn cụ thể.
    Em đã research từ nhiều nguồn và tìm ra rất nhiều cách build document khác nhau như one-page áp dụng cho từng sprint, hay build theo từng feature riêng…
    Vậy cho em hỏi đối với mô hình phát triển product mà anh đề cập đến thì đâu là cách tiếp cận hiệu quả trong việc cấu trúc và lưu trữ PRD ạ? Nếu có thể thì anh cho ví dụ luôn nha anh.

  • Em chào anh Hiếu,

    Em là Hùng, hiện em đang làm UI Designer, em có định hướng sẽ trở thành một Product Designer và xa hơn nữa là Product Manager. Tuy nhiên, em thấy ở Việt Nam còn khá nhập nhằng về những yêu cầu, kiến thức cần có để trở thành một Product Designer đúng nghĩa. Anh Hiếu có thể chia sẻ thêm về lộ trình, kiến thức cần bổ sung cũng như những môi trường như thế nào để có thể phát triển đến vị trí Product Designer không ạ?

    Em cảm ơn và chúc anh Hiếu sức khoẻ,

    • Chào em,

      Như anh có phân tích trong phần training, UX Designer và UI Designer là 2 phạm trù công việc khác nhau, bổ trợ cho nhau.

      Về phần Product Designer thì có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên định nghĩa mà nhiều người đồng ý nhất (cá nhân anh cũng đồng ý với định nghĩa này) là người có cả 2 kỹ năng UX Design + UI Design. Nếu đã thống nhất định nghĩa như vậy thì em cần phải trang bị cả 2 mảng kỹ năng này, cụ thể những gì thì trong phần training anh cũng đã phân tích khá bao quát. Em có thể tham khảo lại 2 phần đó.

  • Em có câu nhận xét (ý kiến chủ quan) là em thấy 1 số bạn PM xuất phát từ BA hơi cứng nhắc, nhiều khi cần có thêm sense của sales và marketer liều lĩnh hơn, bắt trend thị hiếu hơn thay vì chỉ dựa và data based mới tạo được sp bán tốt. Anh thấy sao?
    Câu hỏi của em là: anh có thể chia sẻ về quy trình phối hợp của PM với team R&D (có bên sẽ tách với PM, có bên gộp), Sales/Partnership Development, Marketing được không ạ? Trong nhiều ngành sản phẩm sẽ được bán nhiều hình thức online và offline, có cả affiliate/partner/agency (TA/OTA). Em làm ngành du lịch. Cảm ơn chia sẻ của anh.

    • Câu hỏi của em có liên quan đến một chủ đề rất thú vị mà một lúc nào đó anh sẽ dành thời gian viết chi tiết hơn, đó là Development và Operation. Thật ra, ban đầu anh đã định include vào buổi training, nhưng cuối cùng anh bỏ ra vì nó khá là dài dòng và phức tạp.

  • Trước tiên em xin cảm ơn anh Hiếu vì những chia sẻ rất ý nghĩa xuyên suốt cả một khoảng thời gian dài chứ không phải chỉ trong mỗi buổi conference vừa qua. Trong buổi chia sẻ anh có nói công việc của BA khá nhiều điểm chung với PM và gần như tiệm cận, cũng có rất nhiều PM đi từ BA lên.
    Vậy theo anh là một BA, cần học, bổ sung kiến thức, trải nghiệm gì để hướng đến PM. Em cám ơn

    • Anh nhận được rất nhiều câu hỏi về chủ đề BA và PM.

      Về tổng quát, cá nhân anh nghĩ rằng (sẽ có rất nhiều bạn không vui khi anh nói câu này): BA là một vị trí đã lỗi thời và không còn cần thiết trong những quy trình vận hành mới nữa. Cụ thể ở những công ty anh đã làm việc thì sau khi transform sang mô hình mới thì các vị trí BA đều không còn tồn tại nữa.

      Đây là kết luận sẽ gây sốc cho nhiều người, do đó khi nào có thời gian anh sẽ viết một bài để nói cụ thể hơn lý do vì sao, với những phân tích gì, bằng chứng thực tế ra sao.

      Về câu hỏi của em: Những yêu cầu công việc của Product Manager, trách nhiệm của họ là gì, họ làm những gì thì trong phần training anh đã nói khá chi tiết. Qua đó em cũng biết là mình cần phải trang bị những gì để đáp ứng được cho công việc này.

      Sau đó thì phần quan trọng nhất là kinh nghiệm thực tế, có cơ hội làm việc thực tế trong mảng công việc này và từ từ tích lũy kinh nghiệm. Tất nhiên đây là câu chuyện con gà quả trứng, làm sao để có được công việc PM đầu tiên thì sẽ do nỗ lực của em.

    • HungLX

      “BA là một vị trí đã lỗi thời và không còn cần thiết trong những quy trình vận hành mới nữa”. Là một BA cũng có chút kinh nghiệm em thấy câu này của anh hoàn toàn đúng, chính vì thế mà em cũng có định hướng phát triển lên PM, cảm ơn anh rất nhiều ạ.

  • Fan a Hiếu Apo

    Ví dụ anh được quyền quyết định chọn 1 trong 3 ứng viên cho vị trí Product Manager: 1 bạn background là UX Designer, 1 bạn background là UI Designer, 1 bạn background là Frontend Developer, anh sẽ chọn ai? Vì sao? 3 bạn này đều có background ở mức senior, các kĩ năng khác như project management, communication… đều tương đương nhau.

    • Khi tuyển người thì anh sẽ tập trung vào những kỹ năng mà anh cần ở ứng viên đó ở ngay thời điểm hiện tại. Cách tư duy, cách xử lý vấn đề, thái độ làm việc, tinh thần học hỏi,…

      Việc bạn xuất thân từ đâu đối với anh cũng tương tự như chuyện bằng cấp, không quá quan trọng đối với anh.

    • Fan a Hiếu Apo

      @ a Hiếu: Em hiểu! Tuy nhiên, một người khi có background tới mức senior trong một lĩnh vực nào đó, họ sẽ có nhiều trải nghiệm, kiến thức, kinh nghiệm giải quyết vấn đề trong lĩnh vực đó, anh không nghĩ rằng chính điều này sẽ khiến họ dễ bị bias khi ra những quyết định ở vị trí Product Manager mới này chăng? Khi họ trả lời phỏng vấn, họ dựa nhiều vào lý trí, nhưng khi làm việc hằng ngày, họ sẽ dựa vào quán tính rất nhiều, từ đó sẽ dẫn tới những quyết định bị bias? Anh nghĩ sao?

  • Em có vài câu hỏi sau khi nge buổi chia sẻ của a Hiếu:
    1. Trong 1 startup thiếu thốn về resource, cũng như các tracking data cần thiết, vậy làm sao để xác định được yêu cầu của CEO là phù hợp với product, với business để tránh trường hợp như a nói là caí gì cũng thêm vào product thành 1 nồi lẩu thập cẩm.
    2. Đối với người có xuất phát điểm là dev/ des mún trở thanh product thì lộ trình học sẽ ntn? Có cần thiết là pải làm des 1-2 năm, dev 1-2 năm, UX 1-2 năm để tích luỹ kinh nghiệm thực tế để apply vào vị trí của Product ko?
    3. Product Manager vs Project Manager khác nhau ntn? cái nào cover cái nao?
    4. Nếu 1 UI design trong 1 business phải làm hết các công đoạn như survey user, persona research, … đến wireframe, protoype, animtion, interactive… cả việc code HTML, CSS, JS cho FE thì có nên ko? có bị coi là dậm chân vào việc của người khác? Hay chỉ nên focus vào đúng việc của UI Design như anh nói là define UI system/ styleguide. Vì thực tế ở 1 số startup e thấy các bạn UI des hầu như đều dc yêu cầu các kiến thức trên để có thể hoàn thành công việc đc giao.
    5. UI Design vs UX Design đã được anh giải thích trong buổi training còn về Job Title – Products Designer thì đc định nghĩa ntn ạ?

    Em cảm ơn ạ, mong nhận dc phản hồi từ anh.

    • Em tách mỗi câu hỏi ra thành 1 comment dùm anh nhé. Anh có giải thích lý do vì sao ở bên trên.

Trả lời cho Liem Huynh Bỏ trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer