Thánh tổ các quân binh chủng

Nửa đêm nằm đọc sử, rút ra kết luận như sau. Thánh tổ của các quân binh chủng hiện đại:

  • Ngô Quyền: Hải quân
    –> Trận Bạch Đằng Giang hoành tráng
  • An Dương Vương: Pháo binh, Công binh
    –> Nỏ thần bắn 1 phát đi nguyên trung đoàn địch 😀
    –> Công binh vì đã đắp thành Cổ Loa
  • Trọng Thuỷ: Tình báo
    –> Phe địch cài vô để thu thập thông tin tuyệt mật
    (quyết định xoá tên Trọng Thuỷ vì chưa có KT3 Việt Nam, ngành tình báo tạm thời trống)
  • Phù Đổng Thiên Vương: Không quân
    –> Duy nhất có ông này càn quét xong “cất cánh” lên trời luôn.
  • Trần Nguyên Hãn: Trinh sát
    –> Toàn cầm quân đi đầu không
  • Nguyễn Trãi: Chiến tranh chánh trị
    –> có thể gọi là Tâm lý chiến cũng được 😀
  • Trần Quang Diệu: Quân cụ
    –> Chế ra Hoả Hổ, vũ khí lợi hại của Tây Sơn 😀
  • Lê Lợi: Địa phương quân, Du kích
    –> Xuất phát từ “căn cứ” Lam Sơn, quánh từng trận nhỏ, bị truy kích nhiều lần.
  • Trần Quốc Toản: Thiếu sinh quân
    –> Tuổi trẻ tài cao, bóp nát trái cam
  • Trần Hưng Đạo: Đô đốc Hạm đội
    –> Nổi tiếng về thuỷ chiến, bên dưới có các biệt đội tàu ngầm, khu trục hạm, hộ tống hạm…
  • Yết Kiêu: Liên đoàn người nhái
    –> Ngày nay có thể kiêm thêm Đô đốc Tàu ngầm
  • Dã Tượng: Thiết giáp
    Bùi Thị Xuân: Thiết giáp
    –> Đào tạo tượng binh càn quét.
  • Quang Trung: Thuỷ Quân Lục Chiến
    –> Di chuyền bằng thuyền và có khả năng tác chiến trên bộ cao 😀
  • Trần Bình Trọng: Biệt kích dù
    –> Chuyên đánh úp các trận quan trọng, điển hành trận chặn đánh Thoát Hoan

Đang nghiên cứu tiếp… Xin mời bổ sung 🙂

23 comments On Thánh tổ các quân binh chủng

  • Trận Bạch Đằng là trận đánh đường thủy chứ không phải hải quân. Hải quân phải là Lý Long Tường với thành tích lãnh đạo 3 hạm đội đổ bộ xuống Cao Ly chứ 😀

    3
  • pác cho em xin góp ý chút
    theo em trần bình trọng cho vào biệt kích dù ko đúng lắm, vì đây là tướng chuyên đánh đoạn hậu mà.
    biết kích dù theo tôi thì là lính tập kích.

  • Về tâm lý chiến và ngoại giao thì Lý Thường Kiệt đi trước Nguyễn Trãi rất lâu với bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”

    2
    • Hoàng Bùi

      cái này the ý kiến riêng em là em chưa ưng lắm lắm, cụ Nguyễn Trãi em thấy như Gia Cát bên tàu, viết thư hàng địch, không đánh mà thắng (Nguyễn Trãi đã viết hàng chục bức thư gửi vào thành Đông Quan chiêu dụ Vương Thông, gửi đi Nghệ An chiêu dụ Thái Phúc cũng như dụ hàng các tướng lĩnh nhà Minh ở Tân Bình, Thuận Hoá và một số thành trì khác. Kết quả đạt được rất khả quan: các thành Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá ra hàng đầu năm 1427[25]. Bản thân Nguyễn Trãi cũng đã từng cùng với viên chỉ huy họ Tăng vào dụ hàng thành Tam Giang, khiến Chỉ huy sứ thành này là Lưu Thanh ra hàng vào khoảng tháng 4 năm 1427. Ông cũng đã đem thân vào dụ hàng thành Đông Quan năm lần[26] Quân Minh ở Giao Chỉ càng bị cô lập nhanh chóng, chỉ còn cố thủ được ở một số thành như Đông Quan, Cổ Lộng, Tây Đô…em trích nguồn trên wikipedia) còn riêng bài “Nam Quốc Sơn Hà” em cho là xuất hiện sơm hơn thôi, chứ sâu sắc không thể bằng “Bình Ngô Đại Cáo” được. ý kiến riêng em, việc sử sách em không dám bàn nhiều

  • Hai Bà Trưng thuộc thể loại gì bác?

  • Bạn Clea lai tạo Trần Khánh Dư với Trần Khắc CHung à?

  • Ui quên Trần Khắc Chung chứ, tớ nhầm.

  • Ông Trần Khánh Chung đi cứu (cướp?) Huyền Trân công chúa để khỏi bị thiêu sống ở Chiêm La thì chắc là thuỷ tổ của đặc nhiệm “giải cứu con tin”

    Mà Trần Huyền Trân lấy vua Chiêm để đổi đất Quảng Trị – Thừa Thiên về cho Việt Nam thì chắc chả được là thuỷ tổ của ngành gì vì về sau con cháu chả lấy không được của ai miếng đất nào, chỉ có ngược lại thôi 🙁

  • “Lê Lợi: Địa phương quân, Du kích
    –> Xuất phát từ “căn cứ” Lam Sơn, quánh từng trận nhỏ, bị truy kích nhiều lần.”

    Từ thời Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục đã đánh du kích đầm lầy rồi. Còn tượng binh từ thời 2 Bà Trưng đã có rồi mà, còn ko thì Bà Triệu.

  • Quang Trung phải thêm là trực thăng vận/thiết xa vận vì chế tạo ra cách hành quân thần tốc, dùng võng 2 người vác 1 người, ăn cơm ngay trên đường đi.
    Về súng ống thì có sách viết là Hỏa Hổ do Nguyễn Huệ chế tạo. Tuy nhiên từ trước đó, Hồ Nguyên Trừng (con Hồ Quý Ly) đã phát minh (cải tiến) súng đại bác. Nên thay Trần Quang Diệu bằng Hồ Nguyên Trừng.

  • Thấy bác gạch tên Trọng Thủy trong ngạch tình báo rồi 🙂 Có lẽ trong hoạt động quân sự bao giờ cũng có tình báo, có điều sử sách ít ghi lại nên người đời sau không biết. Tôi nhớ trong kháng chiến chống Nguyên, Trần Hưng Đạo có sử dụng một người tên là Đỗ Vỹ, cải trang, trà trộn vào quân Nguyên để thăm dò tìn tức. Đây chắc là một trong những nhà tình báo hiếm hoi mà sử xưa có ghi tên.

  • hehehe… có uýnh lộn với TQ mình bầu bạn mình làm Đại Tướng ha… may cho VN quá đi!

    • Bậy bạ, viết có mấy cái mà còn sai tới sai lui kìa. Sao làm tướng được 😀

  • Lính thủy đánh bộ là Lý Thường Kiệt mới đúng, bác ấy từng mang quân đánh úp Tàu Khựa. Là người Việt Nam đầu tiên nghĩ đến chuyện tấn công làm Tàu Khựa sợ vãi luôn á Apo.

    • Apo cũng nể Lý Thường Kiệt, ông mà sống lâu hơn tí nữa là Việt Nam mình giờ chắc rộng hơn (tương tự như Quang Trung). Nhưng mà ông này đánh tá lả địa hình chứ không “đặc sản” mỗi việc đổ bộ bằng đường Thuỷ. Giống Tổng tham mưu trưởng Liên Quân 😀

    • Với một chữ “nếu” người ta có thể bỏ Paris vào trong một cái chai 🙂

  • Ngô Quyền chỉ là thủy quân thôi vì Ngô Quyền đâu có đánh trên biển:)

    Thời Trần hình như không có tượng binh đâu bác. Còn nếu nói cưỡi voi ra trận hình như Hai Bà Trưng cũng đã cưỡi rồi.

    • @Goldmund: nhớ đã có đọc đâu đó (hình như Trên Sông Truyền hịch) là Dã Tượng được Trần Quốc Tuấn cho sang Chiêm Thành học nghề thuần phục voi (du học 😀 )
      Sau về ông chỉ huy nguyên đội tượng binh đánh nhiều trận ở Vạn Kiếp và cả ở hoàng thành.

    • Trên sông truyền hịch là tiểu thuyết bác. Trong chính sử như Đại việt sử ký thì không hề nhắc tới việc thời Trần có tượng binh.

    • Cảm ơn bác đã bắt giò, vừa lục lại quyển sách Hình thành và phát triển quân sự ở VN. Đúng là đến đời nhà Hậu Lê mới thấy xuất hiện tượng binh. Thời Trần không thấy nhắc đến, không biết là có hay không.

      Vậy tạm thời gỡ tên Dã Tượng luôn, chỉ còn lại Bùi Thị Xuân 😀

    • NAM_NEO

      Quá hay.nhưng theo e nhớ hồi học lớp 4 hay lớp 5 gì đấy có bài về HƯNG ĐẠO VƯƠNG cưỡi voi đi đánh giặc. khi voi qua sông vướng phải đầm lầy,vì voi quá nặng binh linh thời đó không có cách nào cứu được phải bó tay.Vương thương voi lắm nhưng không làm sao được đã thề trước dòng sông rằng không thắng giặc thì không về bến sông này mừ, theo SGK thì chắc là đúng.
      Còn thiếu sinh quân là Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương thì đúng hơn vì 3 tuổi đã đánh giặc còn gì.

  • An Dương Vương chỉ là công binh thôi. Pháo binh phải là Cao Lỗ, người chế ra nỏ thần từ vuốt rùa
    Mình cũng không đồng ý vụ Trọng Thuỷ, Trọng Thuỷ là con Triệu Đà, đâu phải dân ta đâu mà cho làm Thuỷ Tổ 😛

    • – Nếu vậy thì Cao Lỗ cũng chỉ là cục quân khí, phải kiếm ai là người bắn cái nỏ (hình như An Dương Vương bắn thì phải).
      – Vậy quyết định rút tên Trọng Thuỷ vì chưa có… KT3 😀

Trả lời cho Clea Bỏ trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer