Triều Nguyễn trong suy nghĩ của tôi

Nhân chuyến đi gần đây đến Huế, tôi muốn ghi lại một số suy nghĩ của mình đã có từ lâu về triều Nguyễn, một trong những vương triều trị vì lâu trong lịch sử của đất nước ta. Xin phép chia sẻ lại với mọi người. Trước tiên, trong bài này tôi xin phép một số đoạn chỉ gọi tên của các vị vua chúa mà không xưng có từ ông hoặc không có từ vua, chúa… Không phải vì bất kính mà là vì như vậy cho liền mạch văn, các sách sử cũng thường viết theo cách này.

Tự thuở nhỏ tôi đã được sách sử trong nhà trường dạy rằng Nguyễn Ánh là một vị vua hèn nhát, bán nước, đem voi về dày mã tổ, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cô giáo hào hứng nói về sự xấu xa của Nguyễn Ánh khi cầu cứu quân Xiêm để rồi thua trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút oai hùng của Vua Quang Trung, tôi đã được đọc về vương triều Nguyễn hèn nhát nhu nhược… Tôi đã tin y như vậy, tin hoàn toàn theo những gì mà thầy cô đã dạy tôi.

Lớn lên, tôi có điều kiện đọc thêm nhiều nguồn sử khác nhau. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là một trong những cuốn đầu tiên khiến tôi giật mình đặt lại câu hỏi trong đầu mình: “Đâu là công và tội của nhà Nguyễn đối với đất nước? Và liệu nhà Nguyễn có thật sự xấu xa như những gì tôi đã được dạy trước giờ?”. Đến nay tôi vẫn luôn tìm hiểu, và đã phần nào có được câu trả lời cho riêng mình.

Với tôi nhà Nguyễn có công rất lớn đối với đất nước này, và những vị vua chúa như Nguyễn Hoàng, Gia Long, Minh Mạng… xứng đáng được lưu danh muôn đời.

Điều đầu tiên có thể xem như công lao lớn nhất của nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi. Dù ai nói thế nào, với tôi một chính phủ tốt là một chính phủ lo được cho dân ấm no, bảo vệ được biên cương bờ cõi, và cao hơn nữa là mở mang được bờ cõi. Nhà Nguyễn đã làm được điều to lớn nhất đó cho đất nước.

Nếu năm 1558, chúa Tiên Nguyễn Hoàng không vào lập cơ nghiệp ở Thuận Hóa, và để lại một nền tảng vững chắc cùng lời di chúc cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên sau này mở mang bờ cõi về phương Nam. Thì nay đất nước ta có thể chỉ gói gọn từ Bắc bộ đến Thanh Hóa. 9 đời chúa Nguyễn đã có công vĩ đại mở mang dải đất Việt Nam đến tận mũi Cà Mau. Trong suốt 9 đời chúa Nguyễn, người dân được sống thái bình và thịnh trị. Cho đến đời chúa Nguyễn Phúc Ánh…

Nhà Tây Sơn nổi lên ở Bình Định. Vương triều nhà Nguyễn sụp đổ, và bắt đầu thời kỳ 24 năm nằm gai nếm mật của Nguyễn Ánh.

Về tính cách, trong 24 năm đó, nếu nói về tài, Nguyễn Ánh xem như không thể sánh bằng sánh bằng vua Quang Trung Nguyễn Huệ, vì gần như tất cả những trận đánh nào Nguyễn Huệ xuất quân, ông đều chiến thắng. Điều tôi muốn nói ở đây là tinh thần của Nguyễn Ánh, cứ mỗi lần bị quân của Nguyễn Huệ đánh tan, ông lại tay trắng làm lại từ đầu, trong 24 năm ông không mệt mỏi kiên trì với mục tiêu duy nhất của mình – khôi phục lại vương triều của tổ tiên, và ông đã làm được. Đức tính như ông không phải dễ ai cũng có được, chúng ta có thể kiên trì lần thứ nhất, lần thứ 2, thứ 3… nhưng mấy ai giữ được sự kiên trì đến lần thứ 10. Nguyễn Ánh đã làm như vậy trong 24 năm, với tôi, tôi kính phục đức tính đó.

Nguyễn Ánh là một vị hung quân?

Tôi không nghĩ vậy! Sau khi vua Quang Trung mất, chính quyền nhà Tây Sơn đã đến hồi thối nát, vua Cảnh Thịnh lên ngôi, triều đình tư lợi tranh giành nhau. Đời sống nhân dân cực khổ, lòng dân lúc này đa phần đều ngã về chúa Nguyễn, chính vì thế nên trong dân gian mới có câu: “Lạy trời cho chóng gió Nồm, cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm thẳng ra”.

Theo tôi việc làm có thể được coi là hung quân của chúa Nguyễn chính là việc sau khi lên ngôi đã trả thù nhà Tây Sơn quá nghiệt ngã. Mộ vua Quang Trung bị quật lên, tro đốt thành bụi, sọ giam vào đại lao, Trần Quang Diệu bị chém ngang lưng, Bùi Thị Xuân bị ngũ mã phanh thây, và gần như tất cả những ai liên quan đến nhà Tây Sơn đều bị liên lụy. Đó là một sai lầm của Nguyễn Ánh, và lịch sử đã lên án ông rất kịch liệt. Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, đang từ một vương triều 9 đời gầy dựng, bỗng nhiên bị truất ngôi, gia đình dòng họ bị giết gần hết, bản thân phải lưu lạc nếm mật nằm gai tha phương khắp nơi 20 mấy năm, mồ mã tổ tiên chùa chiền bị đốt phát… Tôi tự hỏi nếu là mình, liệu tôi có giữ được sự khoan dung nghĩa hiệp hay không.

Nguyễn Ánh bất tài vô dụng, chỉ biết cầu cạnh ngoại bang?

Nếu như Nguyễn Huệ có những tướng huyền thoại như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng thì dưới Nguyễn Ánh là hàng loạt tướng tài như Lê Văn Duyệt, Võ Tánh, Võ Duy Nghi… Nếu Nguyễn Ánh là một người bất tài vô dụng thì liệu có được bao nhiêu người tài như thế theo ông.

Việc ông cầu cạnh ngoại bang, xét về lịch sử đất nước, đó là có tội với đất nước, đó là điều đáng hổ thẹn. Nhưng, xét lại tổng thể hoàn cảnh lúc đó, và cách ứng xử thời đó, thậm chí cho đến tận thời bây giờ, điều đó không đến nỗi quá thậm tệ như sử sách hiện nay thường nói. Xiêm và xứ Đàng Trong đã có quan hệ bang giao lâu đời – mặc dù cả 2 đều có mục đích riêng của mình với Chiêm Thành, nhưng về căn bản vẫn là bang giao. Sau này khi thấy mưu đồ sâu độ của Xiêm La, ông đã giãm hạn chế và ngưng việc cầu cứu này.

Thứ 2 là việc ông cầu viện binh của Pháp, lúc đó là vua Louis XVI. Việc này cho đến gần đây đang được cái nhà sử học xét lại, liệu đó là do Bá Đa Lộc chủ ý dàn dựng, hay sự thật chính là việc Nguyễn Ánh đã cầu cứu như lịch sử trước nay đã ghi. Công việc lớn lao đó xin để cho các nhà sử học làm rõ, cứ xét theo những gì đã có trước nay. Điều may mắn là triều đình Pháp đã từ chối đưa binh sang giúp, sau này khi lên ngôi, Pháp qua đòi yêu sách thực thi điều khoản như thỏa thuận, vua Gia Long đã giận dữ phán “những điều trước đây nước Pháp không thực hiện thì nay không bàn đến nữa”.

Tinh thần cầu tiến.

Vua Gia Long là người rất có tinh thần cầu tiến, ông là một trong những vị vua có thái độ rất cởi mở với nền văn minh bên ngoài, ông nghiên cứu nhiều sách của Phương Tây, và rất có tinh thần phát triển học hỏi cái hay cái mới. Nếu tinh thần của ông được tiếp tục phát huy ở các đời sau thì có lẽ nước ta đã tiến hành duy tân sớm hơn cả nước Nhật và có lẽ giờ nãy đã là một trong những cường quốc.

Và những thành tựu của các đời vua nhà Nguyễn còn rất nhiều, các di sản hữu hình và vô hình mà các vua nhà Nguyễn để lại cho hậu thế chúng ta là tài sản vô giá. Các lăng tẩm đền đài của Huế chẳng phải là niềm tự hào của chúng ta hay sao? Triều Nguyễn cũng là vương triều đầu tiên soạn hoàn chỉnh các bộ sử và các bộ bách khoa như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí…

Về vấn đề lớn, là liệu triều Nguyễn có để mất nước hay bán nước. Hãy công tâm nhìn lại bằng nhiều khía cạnh, triều đình phong kiến khi ấy chỉ lấy nước Tàu làm thước đo cho sự phát triển, đến khi người Pháp tấn công thì tương quan lực lượng quá chênh lệnh, nhưng họ cũng không dễ dàng gì mà lấy nước ta một sớm một chiều, mà phải mất hàng chục năm kể từ ngày nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng đến ngày mất nước vào thời vua Tự Đức, mất nước rồi chúng ta lại tiếp tục chứng kiến nhiều tấm gương yêu nước của các vị vua như Duy Tân, Hàm Nghi, Thành Thái…

Tôi không có ý định bênh vực nhà Nguyễn, vì lịch sử là không bênh vực hay thiên vị ai, tôi chỉ muốn có một cái nhìn thẳng thắn hơn, và vì sao lại giáo dục cho con cháu về cha ông của mình một cách tệ hại như vậy?

Tôi cứ nhớ mãi đã đọc trong một quyển sách câu nói của vua Tự Đức: “Tội của ta với non sông thế nào, hãy để cho lịch sử phán quyết”. Với tôi lịch sử phải đúng là lịch sử, lịch sử chỉ nên nói sự thật và không thiên vị ai, vua Quang Trung tài ba thao lược giữ vững biên cương bờ cõi, 20 vạn quân Thanh phải bị khuất phục, 5 vạn quân Xiêm phải thãm bại. Nhưng cũng đừng vì thế mà vùi dập vua Gia Long và nhà Nguyễn, một vương triều đã có công không ít với đất nước.

28.10.2008

86 comments On Triều Nguyễn trong suy nghĩ của tôi

  • Gởi bạn lyminhthien.

    Bạn đưa ra nhiều lập luận chưa thõa chút nào, mà thõa hay ko còn tùy thuộc vào mình đứng ở đâu, quan điểm thế nào. Nhưng khi nói đến sự kiện thì nên xác định có sự kiện đó hay không trước đã.

    Cái điểm bạn nói về việc Bùi Thị Xuân bị hành hình rồi nghĩ sao Nguyễn Ánh ác với bàn bà con gái như vậy…Rõ ràng bạn chưa tìm hiểu lịch sử, bạn chỉ mới đến giới hạn đọc cái gì sử hiện tại viết ra cho bạn đọc thôi. Tạm gọi là mở mắt cho bạn nhé, nghe đừng sốc: Không hề có việc Bùi Thị Xuân bị quân Nguyễn bắt. Do đó chẳng có chuyện hành hình Bùi Thị Xuân như là bà hét lên voi sợ hay là quấn vải sẵn để tránh cơ thể bị lõa lồ khi bị hành hình…. Đây chỉ là trò lừa có chủ đích. Bạn tìn hay chưa? Nếu chưa thì bạn khoan phản ứng, bạn từ từ tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé. Chúc vui!

    7
  • Tôi thấy có quá nhiều chuyện để nói nhưng cho ngắn gọn tôi chỉ nêu 1 việc như vầy. Cái câu người ta quen miệng thường phán về Nguyễn Ánh là “cõng rắn về cắn gà nhà” (Ý nói ông này cầu viện Xiêm La khi chống lại Tây Sơn). Chúng ta nên nhìn lại và bỏ cái câu phán xét mang tính qui chụp đó đi.

    Làm gì có chuyện “gà nhà” ở đây. 1/”Gà nhà” gì mà đánh, bắt và giết chết cả Chúa Nguyễn (Phúc Thuần và Phúc Dương), đào mồ bóc cốt đổ xuống sông các Chúa Nguyễn khác đã chết, truy sát đứa cháu duy nhất còn sót lại (là Nguyễn Ánh). Như vậy ai có thể xem là gà nhà, gà nhà kiểu gì? 2/ Nguyên nhân nào để Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm? và hình thức cũng như nguyên nhân đằng sau nó là gi? Đó là, nguyên trước đó chính quân Chúa Nguyễn đã từng giúp Xiêm đánh quân Miến Điện (lúc đó Miến Điện mạnh hơn Xiêm và xâm lược Xiêm). Đến lúc cơ đồ các chúa Nguyễn gầy dựng bị Tây Sơn xóa sạch, Nguyễn Ánh lao đao và bị Tây Sơn truy sát đến cùng thì nhờ Xiêm giúp chứ sao. Tóm lại, Vậy có con gà nào là gà nhà ở đây?

    6
  • Chào anh Hiếu,
    Ngày nay tại Việt Nam, có rất nhiều topic được mở ra để thảo luận vấn đề nhà Nguyễn và lật lại lịch sử (trước năm 45 thôi nhé hí hí) không còn là 1 cái gì đó lén lút như trước đây. Bằng chứng là các diễn đàn online hay hội thảo trực tiếp cũng đã xuất hiện dần dần trong khi trước đây, bất kì 4rum nào có topic đòi công bằng cho nhà Nguyễn đều sẽ bị delete và baned id. Điều đó cho thấy, nhà nước đã dần thay đổi cái nhìn và trả sự thật về lại với lịch sử, yếu tố chính trị đã không còn quan trọng với nhà đương quyền (dù sao, xét tính chính danh nhà nước hiện tại là lật đổ nhà Nguyễn, xóa bỏ phong kiến và đánh đuổi ngoại xâm).
    Vì vậy, mình có lòng tin sẽ sớm đến ngày nhà Nguyễn trở lại vị thế lịch sử vốn có của mình, lúc đó Gia Long, Minh Mạng,… sẽ là tên những con đường tại VN (thay vì tên rượu hí hí). Nhưng suy cho cùng, Việt Nam vẫn là 1 dân tộc có truyền thống chống giặc, dùng máu để vẽ nên non sông nên việc gọi Xiêm, tiếp viện lương cho Thanh của Gia Long đã làm cho Gia Long mãi mãi không thể ngang hàng với Quang Trung, dù dưới bất kì thời đại nào, chế độ nào đi nữa mình tin điều đó luôn đúng.
    (Và khi trả lại sự thật cho lịch sử thì chúng ta cũng nên tập quên khẩu hiệu người Vn yêu hòa bình đi, bắt đầu làm quen với cái máu chiến đang chảy trong người Việt Nam)

    2
  • Pingback: Triều Nguyễn trong suy nghĩ của tôi – How are you today? ()

  • Ngô Xuân Tân

    Bạn nhầm rồi không phải công của Nguyễn Ánh chiếm được miền nam mà cha ông của Ánh ( các chúa Nguyễn) chiếm được mới đúng .

    1
    • Khiêm Trọng Nguyễn ^_^

      các chúa Nguyễn bao gồm : 1.Chúa Tiên Nguyễn Hoàng ( 1525-1613 ) 2.Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1563-1635 ) 3.Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan ( 1601-1648 ) 4.Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ( 1620-1687 ) 5.Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái ( 1649-1691 ) 6.Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu ( 1675-1725 ) 7.Chúa Ninh Nguyễn Phúc Chú ( 1697-1738 ) 8.Chúa Vũ Nguyễn Phúc Khoát ( 1714-1765 ) 9. Nguyễn Phúc Thuần ( 1754-1777 ) và vua Nguyễn : 1 Gia Long ( 1762-1820) 2.Minh Mạng (1791-1841) 3.Thiệu Trị (1807-1847) 4.Tự Đức (1829-1883) 5.Dục Đức (1852-1883) 6.Hiệp Hòa (1847-1883) 7.Kiến Phúc (1869-1884) 8.Hàm Nghi (1871-1943) 9.Đồng Khánh
      (1864-1889) 10.Thành Thái (1879-1954) 11.Duy Tân (1900-1945) 12.Khải Định ( 1885-1925 ) 13.Vị vua cuối cùng chế độ phong kiến VN , Bảo Đại (1913-1997) bởi các vị tiền bối này nước ta phát triển rất mạnh rất đáng ca ngợi công mở đất của các chúa và vua nhà Nguyễn mới đúng , tại sao lại kết án nhà Nguyễn tồi tệ như vậy ?

  • Ngô Xuân Tân

    Có khối Nato bảo vệ cho nhau trước kẻ thù nhưng kẻ thù ở đây là những nước ngoài Nato như khối vacxava trước kia và hiện tại là Nga hay iran chẳng hạn chứ không phải là thấy dân chúng một nước trong khối bất bình với Chế độ hà khắc nỗi dậy là các thành viên của khối Nato đem quân đến đánh giúp chính phủ nước đó .9 đời chúa Nguyễn đã có công mở mang bờ cõi tử Phú yên đến cà mau lịch sử luôn ghi nhận ( ( trước đó vua lê Thánh tông đã vạch biên giới Đại Việt đến Phú yên rồi sau khi Ngài đánh tan quân Chiêm Thành và bắt ép vua chiêm phần giới Đại Việt Chiêm Thành từ ranh giới Phú yên và tỉnh Khánh Hoà ngày nay , không những thế ngài con còn xé nhỏ nước Chiêm thành 3 nước khác nhau khiến nước Chiêm thành mỗi ngày một suy yếu không thể nào pḥc hồi được nữa ) còn Nguyễn Ánh hết rước Xiêm la vào giày xéo non sông , rồi lại cầu viện Pháp , rồi tính nhờ cả Mãn Thanh như nghe tin quân Thanh kéo sang đã cho thuyền bè đưa hàng trăm tấn gạo giúp quân Mãn như thế nếu lịch sử đã phê phán Trần ích Tắc , Trần Thiêm Bình , Lê Chiêu Thống …. cầu viện ngoại bang giày xéo non sông thì lịch sử cũng phải công bằng phê phán Nguyễn Ánh . Còn nói lúc thực dân phương tây sang xâm lược nước ta nhà Nguyễn thưa là đúng vì họ có vũ khí hiện đại , các nước như Trung quốc , miến điện …cũng thua trước các quốc gia phương tây nói thế lại không hiếu lịch sử nữa vì Thái Lan và Nhật bản vẫn giữ được độc lập thì sao vã lại ngày xưa quân Nguyên Mông hùng mạnh vậy đánh đâu thắng đó từ Á sang Âu thế mà cả 3 lần chúng đem quân sang đánh Đại Việt nhưng cả 3 ,lần chúng đều thất bại thảm hại .

    5
  • Nguyen be ut

    Neu noi cho dung la nho co nha nguyen chung ta moi co 1 lanh tho lon nhu vay tu quang nam đen mui ca mau.chua co trieu dai nao lam đuợc con co ba di san lon đuợc unesco cong nhan la di san toan cau,1 la pho co hoi an,2 la kinh thanh huế,3 la nhạc cung dinh huế.ngoai ra co lập chu quyen biến cho hoang sa va truong sa,dat ten nuoc la Viet Nam.chung ta phai cong tam danh gia ve nha nguyen 1 canh cong bang cua lịch su các ban nhe.o sai gon trước 30/4/1975 co 2 con duong mang ten gia Long ,1 bay gio la duong ly tu trong,2 o gia dinh bay gio la nguyen thai son,va truong nữ trung học Gia Long,bay gio la truong Nguyen Thi Minh Khai, su gia vnch ngay xua that sang suốt trong viet dat ten duong co ca duong Nguyen Hue va duong Gia Long.

  • mình đang là sinh viên khoa lịch sử. Mình thấy quan điểm của bạn cũng có phần đúng, chỉ cần bạn đưa thêm nhiều dẫn chứng lịch sử vào bài viết của mình thì sẽ có thêm nhiều sức thuyết phục mọi người. Trong sách giáo khoa thường không đề cập đến nhiều góc độ khía cạnh của tiều Nguyễn, nên nhiều bạn ko tìm hiểu chuyển sâu đề tài này nên ko đồng tình với quan điểm của bạn.
    Ở trường mình vẫn đc các giảng viên dạy về công lao và trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước. Nó có hẳn một chuyên đề riêng.Đem lại cho ta cái nhìn rất khác về triều nguyễn. Các thầy cô cũng đưa ra nhiều dẫn chứng tài liệu có liên quan về vấn đề này. Nhã Nguyễn cũng có những thành tựu đóng góp cho nước ta đấy. Ko xấu như những gì chúng ta được học ở phổ thông đâu

    3
  • minh la hoc sinh lop 11 minh rat thich bai viet cua cac ban

    1
  • Tôi đã đọc một số bài của bạn và cũng đọc comment của mọi người. Trước hết, tôi tôn trọng hiệu biết và những thành công của bạn trong cuộc sông. Tôi cũng khâm phục bạn là người đọc nhiều và viết nhiều. Nhưng xin có ý kiến về bài viết này, không phải chỉ có ý kiến riêng về bài viết mà cả những ý kiến của mọi người.
    Chúng ta đều có thể thấy thế này, mọi vật và hiện tượng trong vũ trụ đều vận động và biến đổi không ngừng và tất cả chúng đều có hai mặt của nó. Nếu ta nhìn nhận mặt tốt thì nó sẽ rất tốt còn nếu ta nhìn nhận vào mặt xấu thì không bao giờ nó là tốt cả. Chúng ta không nên dùng con mắt của hiện tại để phán xét lịch sử, hãy để lịch sử trả lời cho lịch sử thôi. Nhưng theo tôi, tôi đồng tình với quan điểm của bạn là ta nên tìm hiểu lịch sử để giáo dục con cái tốt hơn. Chúng ta nên nhìn về quá khứ để xây dựng tương lai tốt hơn!

    1
  • Nguyễn Hồng Quý

    ừ, bài này viết có cái đúng
    Nguyễn Ánh có công mà
    nhưng có điều, NA ko có tầm nhìn dài hạn
    NA giống một doanh nhân hơn là một nhà chính trị tầm cỡ
    tầm nhìn của NA, theo anh, chỉ nằm ở từng thương vụ
    vì vậy nó rất vất vả, lậnd đận, và thành công chủ yếu do đối thủ tự thua
    hơn hết, tầm nhìn ngắn hạn của NA giúp ổng thành công cá nhân, nhưng đã làm lịch sử nước nhà vặn theo một hướng vô cùng tai hại
    chỉ ko lâu sau, quân Pháp đã sang xâm lược nước ta
    triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm lịch sử cho điều đó
    nên nhớ, Pháp lúc đó ko mạnh
    trong khi, triều Lý chống Tống, lúc đó Tống mạnh bậc nhất thế giới
    triều Trần đánh Mông, lúc đó Mông xâm lược ttrọn châu Âu
    mà triều Nguyễn thì bủn rủn
    cả đất nước mà bị 2 con thuyền rỉ của Pháp đập tan???
    trong khi thời quang trung đã biết dùng thuốc súng đánh tan đồn Ngọc Hồi ngoài Hà Nội
    thì triều Tự đức cả trăm năm sau vẫn dùng binh pháp tôn tử và kiếm giáo để đánh Pháp
    đó là do tầm nhìn thiếu chiến lược của người làm Vua
    ko hòa mình vào dòng chảy thời đại
    hơn nữa
    người yêu nước là phải có tầm nhìn trăm năm, để cả trăm năm sau lớp trẻ nhìn vào đó mà cứu nước
    tại sao chúng ta không đặt tên đường Nguyễn Ánh?
    đó là vì để dạy lớp trẻ
    công của Hai Bà Trưng rất nhỏ
    chỉ đánh vài trận lẻ tẻ mà lại đánh thua trận cuối
    nhưng người ta ghi nhớ 2 bà là để dạy cho 100 thế hệ sau: đàn bà còn đánh giặc, lũ chúng bay sao còn chần chừ
    nếu ta đặt tên Nguyễn Ánh làm tên đường thì tai hại khôn lường cho nưocws Việt
    có thể chúng ta sẽ thịnh vài thập kỷ, nhưng nưowsc Việt chắc mất sau vài trăm năm nữa
    bởi vì, nếu ai cũng quỵ lụy sang Thái cầu Xiêm về chống chính quyền
    ai cũng sang Pháp cầu Pháp về cướp chính quyền
    thì người Viẹt sẽ ko đánh giá cao tinh thần tự lực
    ai cũng làm như NA thì tiêu
    phải tự lực chứ
    công của Nguyễn Ánh cứ cho là lớn, nếu so với Hồ Quý Ly thì còn chưa lớn bằng, vì Hồ cải cách và đưa đất nước hòa nhập tiến bộ khoa học thế giới, tạo súng
    nhưng Hồ Quý Ly cũng ko được lịch sử ghi danh
    bởi vì Hồ Quý Ly khi bị giặc đuổi vào đường chết đã không dám tuẫn tiết mà lại xin giặc cho đường sống,
    nếu mình tôn vinh Hồ Quý Ly thì đâu có Nguyễn Văn Trỗi đến chết vẫn trừng mắt chửi quân thù
    cho nên vấn đề công tội Nguyễn Ánh từ lâu đã gây tranh cãi
    công của Nguyễn Ánh là giúp nước ta thêm được phần đất lớn, nhưng tội là thiếu tầm nhìn chiến lược, tạo tiền đề quan trọng để sau này mất trọn vẹn cả đất nước, trong đó có đất mà Ánh chiếm được ở miền Nam

    3
    • Nguyen Minh Thu

      Mình chưa đọc hết Cm của bạn, chỉ đọc đoạn đầu thôi, nhưng xin phép bạn cho mình góp ý ntn. Bạn đọc quá nhiều tài liệu lịch sử chỉ do 1 vế người viết rồi.
      Mình nghĩ bạn nên tìm hiểu nhiều nữa mới có thể phán xét như vậy được.
      1. Triều Lý chống Tống. Mình ko biết bạn tìm hiểu ở đâu các diễn biến thời đó, nhưng xin thưa là Nhà Tống 300 năm lúc nào cũng Thù hằn với nhà Liêu ( mông cổ ) ở Phía bắc, Khởi đầu nhà Tống đã có 2 trận đại chiến với nhà Liêu và đều thất bại thảm hại, nên suốt lịch sử nhà Tống, và cũng có lẽ là Duy nhất trong lịch sử TQ luôn có tham vọng Bắc Tiến ( so với Nam tiến như hầu hết các triều đại khác, kể cả ở VN, bằng chứng là chúng ta đã nam tiến đến tận Cà Mau ) Nhà Tống chưa bao giờ dồn nhiều sức đánh nước Ta,
      2. triều Trần đánh Mông, lúc đó Mông xâm lược ttrọn châu Âu
      mình hỏi bạn 1 điều là bạn đã đc đọc hay đc tiếp xúc với bất kỳ 1 tài liệu nào nói về cuộc chiến chống quân Nguyên mông lần 1 chưa. Mình tin là bạn chưa đọc, để mình nói ngắn gọn cho bạn có thể biết hoặc tham khảo, Quân Mông cổ tiến đánh, nhà Trần bỏ Thăng Long, nhưng đúng thời gian này, Thành Cát Tư Hãn Qua đời, Tất cả các tướng lĩnh đều quay trở về Mông Cổ, nhà Trần lại tiến ra Thăng Long và tuyên bố chiến thắng, mặc dù ko hề có 1 trận đánh nào, Rất nhiều nước ở Châu Âu cũng làm điều tương tự, tuyên bố thắng lợi dù chả đánh đc ai. Còn lúc MC tiền đánh lần 2 và 3, họ cũng nhanh chóng chiến TL, nhưng lúc đó quân Mông Cổ ko ở lại, chỉ có vài tướng lĩnh, Chúng ta tiếng là đánh thắng MC, nhưng thực chất quân địch toàn là Người Hán, toàn là quân của các nước ở Trung Nguyên bị MC đánh thua và làm trư hầu mà thôi bạn ak.
      3. nên nhớ, Pháp lúc đó ko mạnh.
      Haiz.z.z. Cái này mình thật sự nghĩ là bạn ko hiểu biết gì về LS, ko mạnh là 2 cái tàu đánh bại cả 1 đội thủy quân hùng hậu của ta, bạn đổ cho pháo, đại bác ta cũng có, bạn hài hước quá, đại bác lúc ấy nước nào chả có, nhưng nếu bạn có 1 khẩu đại bác bắn xa 500m, địch có đại bác bắn nhanh gấp 2, công phá cũng gắp 2, và bắn xa cũng gấp 2 nốt, bạn có cửa lại gần ko. Mình ko hiểu tại sao bạn nghĩ nước Pháp ko mạnh, xin thưa là thời đó toàn bộ Châu Mỹ, châu Úc, Ấn Độ, Châu Phi đều đã rơi vào tay các Cường Quốc Châu Âu rồi, Hải quân Anh, Pháp trong gần 250 từ những năm 1700 đến trước thế chiến thứ 2 ( thứ 2 nhé ) luôn là mạnh nhất TG bạn ak.
      bạn còn phải đọc nhiều, toàn đọc những cái trong sách thì làm sao mà nói lời công đạo đc.

      5
    • HiepChelsea

      chính xác
      comment tào lao mà cũng comment
      bạn nguyễn hồng quý nói ” trong khi thời quang trung đã biết dùng thuốc súng đánh tan đồn Ngọc Hồi ngoài Hà Nội
      thì triều Tự đức cả trăm năm sau vẫn dùng binh pháp tôn tử và kiếm giáo để đánh Pháp
      đó là do tầm nhìn thiếu chiến lược của người làm Vua…” là sai rồi
      Một giáo sĩ phương Tây thời đó có dịp chứng kiến Nguyễn Ánh duyệt binh ở Gia Định trước khi đi đánh Tây Sơn đã ghi lại là đạo thủy binh của Nguyễn Ánh mạnh ngang ngửa thủy quân của 1 nước châu Âu khi đó với đủ loại thuyền to thuyền lớn và đủ các loại đại bác…
      còn khi đánh pháp thì vua Gia long mất lâu rồi bạn…
      từ sau thời vua Minh Mạng các vua sau ko ai chăm lo tới việc phát triển kỹ thuật quân sự hết, chỉ thụ hưởng thành quả từ thời Minh Mạng thôi nên sau cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật các nước châu Âu mạnh lên trông thấy thì VN vẫn “mãi mà ko lớn lên được”…vì vậy nên mới thua thôi

      1
    • Ẩn

      Cái này là để hồi đáp lại bình luận của bạn Minh Thu nhé. Bạn nói : ''nhưng đúng thời gian này, Thành Cát Tư Hãn Qua đời, Tất cả các tướng lĩnh đều quay trở về Mông Cổ, nhà Trần lại tiến ra Thăng Long và tuyên bố chiến thắng, mặc dù ko hề có 1 trận đánh nào, Rất nhiều nước ở Châu Âu cũng làm điều tương tự, tuyên bố thắng lợi dù chả đánh đc ai.'' Mình không biết là bạn học được điều này ở đâu, nhưng xin thưa : Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227, trong khi chiến tranh Đại Việt – Nguyên Mông lần 1 diễn ra vào năm 1258. Theo bạn, Thành Cát Tư Hãn lại có thể sống thêm 31 năm nữa hay sao ? Hay tại lịch sử của nhân loại sai ? Hay là vì kiến thức về lịch sử của bạn chưa có ? Vậy nên cho "mình hỏi bạn 1 điều là bạn đã đc đọc hay đc tiếp xúc với bất kỳ 1 tài liệu nào nói về cuộc chiến chống quân Nguyên mông lần 1 chưa". Theo mình, bạn chả có kiến thức gì về nó cả, thế nên trước khi đưa ra ý kiến hãy xem xét kĩ nó có chính xác chưa và chưa chính xác ở đâu. Thân !

      2
  • Hiện nay, vấn đề công và tội của triều Nguyễn (chủ yếu là về Nguyễn Ánh) đã được nhìn nhận đánh giá lại rùi. Mọi người tự tìm đọc đi nhé!

  • Đọc bài này tự nhiên nhớ lại hồi năm lớp 7, cô giáo cho một đề văn nói về tự hào dân tộc, mình tán dương một vài vị anh hùng kể cũng ổn, có điều là có thêm Vua Nguyễn Ánh nữa, bà cô trả bài và phê cho một câu: “Ai nói với em Nguyễn Ánh là anh hùng dân tộc, em nhìn thù ra bạn mà nhìn bạn ra thù” kết quả: 3 điểm. Đúng là chẳng cho người ta có suy nghĩ riêng gì cả?

    1
  • xin chao!
    e hien dang la sinh vien cua khoa su cua 1 truong dai hoc.e biet khi noi den trieu Nguyen thi co rat nhieu y kien khac nhau.nhung suy cho cung khi nhan xe ve 1 trieu dai chung ta nen co cai nhin khach wan hon,1cai nhin tong the hon

  • tyler_121@yahoo.com

    Neu ai co thoi gian tim hieu sau xa ve nguon goc cua

    Cu Ho nha minh o Cao Lanh, Dong Thap, se biet ve chuyen

    Bo Cu Ho, tung lam quan cho trieu dinh Hue, va bi su toi

    chac “cai dau” vi an hoi lo., duoc ong Bo cua cuu TT

    VNCH Ngo Dinh Diem cuu song. Day cung la ly do Cu Ho

    rat ghet trieu dinh Hue, va chinh Cu Ho la nguoi da

    tha cho ong Ngo Dinh Diem duoc vao Nam coi nhu tra on

    cho Bo ong Diem.

  • lời đầu tiên cảm ơn anh H đã có suy nghĩ tích cực về triều đại nhà Nguyễn.
    mong nhận dc nhiều ý kiến của mọi người.
    Thân.

  • Vẫn đề Nhà Nguyễn cũng giống như vấn đề Trần Thủ Độ, có công hay có tội.
    Cần phải có những nhận định chính xác hơn.
    Ngày trước khi còn là 1 tourist guild,mình cũng từng nghiên cứu rất kĩ vấn đề này. Và giai đoạn quan trọng nhất trong triều đại của nhà nguyễn là giai đoạn Gia Long cầm quyền,với nhiều cải cách rất lớn về hành chính quốc gia, đặc biệt là có công mở mang bờ cỏi.
    Lúc đó mình cũng tự hỏi tại sao ko có một con đường tên Gia Long ở TpHcm nhỉ.
    Rất hi vọng 1 ngày nào đó được ngồi trò chuyện với anh Apo nhiều hơn về vấn đề này, về lịch sử VN cũng như về E – Marketing

    • Đường Lý Tự Trọng bây giờ trước đây là đường Gia Long. Ngã 6 Phù Đổng có đường Gia Long, Võ Tánh, Lê Văn Duyệt. Thú vị là đường Lê Văn Duyệt ở bên trái đường Gia Long, Lê Văn Duyệt là tả tướng quân của Gia Long. Ở Gò Vấp đến khoảng năm 86 vẫn còn một đường có tên Gia Long. Ko phải là không có, mà là bị người ta dẹp rồi. Cả những tên đường như Trịnh Hoài Đức, Lê Tùng Châu… những công thần nhà Nguyễn [cụ thể là công thần của Gia Long] cũng sắp tiến đến bị xoá sổ rồi. Lăng của Võ Tánh ở tpHCM bây giờ thậm chí hỏi những người xung quanh đó người ta cũng không biết là lăng của Võ Tánh, chỉ quen gọi là lăng ông Hổ. Ko biết là đã thêu dệt ra chuyện gì về “ông Hổ” rồi.
      Có thể nói là, không phải không có, mà là bị người ta lãng quên thôi. Giống như cách người ta quên đi công lao của Gia Long đó mà.

      1
  • Pingback: [Nhật kí fangirls] 14 – 5 – 2011 | GiaLongFC ()

  • nói cho cùng phải chăng cũng chỉ vì 2 chữ quyền lực mà “đầu rơi máu chảy” chăng

  • NA or QT đều giỏi cả, ai cũng có công có tội, nhưng nói về công or tội thì tùy thuộc vào cách nhìn và cách nghĩ của mỗi chúng ta theo một phương diện nào đó của từng vị vua, nhưng khổ nỗi là sgk lại có cách nhìn theo một hướng quá tiêu cực cho nhà nguyễn mà thôi !

  • Chào Hiếu! mình tiếp tục mấy ý kiến của mình đây.
    8. Quang Trung và Nguyễn Ánh đều là những người biết cầu hiền. Trong tay ai cũng có những tướng giỏi, tướng giỏi của QT thì ai cũng biết. Tướng giỏi của NA nào là Võ Tánh, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành,…Các tướng giỏi của Tây Sơn về hàng NA như Nguyễn Văn Trương, Lê Chất đã tận trung với ông cũng là những nhân vật kỳ tài.
    Các bạn biết là Trần Quang Diệu vây thành Bình Định do Võ Tánh giữ, 3 năm không lấy được. Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành đánh bại đại binh Tây Sơn do Trần Q Diệu, Vũ Văn Dũng ở đầm Thị Nại (trận Xích Bích Việtnam.
    9. Quang Trung và Nguyễn Ánh có đủ độ lượng dung tha cho công thần không? Không. QT diệt Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh. NA theo đình thần nghị tội chết cho Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thuờng.
    10. Nguyễn Ánh có tận diệt nhà Tây Sơn không?không hẳn thế. Các thượng thư Phan Huy Ích, Ngô T Nhậm, La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, đô đốc Tuyết đều được tha cho. Binh lính Tây Sơn thì cho vào quân thứ hoặc cho về quê lập nghiệp.
    11. Nguyễn Ánh và quân Nguyễn không tàn bạo. Quân Nguyễn khi chiếm thành Bình Định đã không giết quân Tây Sơn nên khi Trần Quang Diệu chiếm lại được thành Bình Định đã không giết quân Nguyễn. Thư Võ Tánh gửi Trần Quang Diệu: ” …trước đây khi chiếm dược thành Bình Định, quân Nguyễn đã không giết binh lính Tây Sơn thì nay Tướng quân cũng vì thế mà hãy tha cho dân trong thành và binh lính Gia Định..”.
    12. Triều Nguyễn chú trọng đến trị thuỷ ở miền Bắc và kênh rạch miền Nam. Lập la bộ đê điều để lo cho Bắc hà, huy động sức dân Chân Lạp và Nam bộ tạo nên hệ thống kênh rạch chằn chịt Tây Nam Bộ ( nếu không thì Nam Bộ giờ vẫn còn đầm lầy khắp nơi).
    13. Triều Nguyễn chú trọng bảo tồn di tích Vănh hoá. Sửa sang đền Hùng (các bạn lên thăm đền Hùng hẳn sẽ độc được các bảng ghi công), sửa sang Quốc Tử Giám, xây kKhuê Văn cát,ỷtùng tu lăng vua Trần, Lê…
    14. Phân chia địa giới hành chính tỉnh lỵ phù hợp với vùng miền, địa giới. Đến nay ta vẫn còn sử dụng bản đồ hành chính (sau 2-3 lần nhập tỉnh rồi lại phải chia tỉnh y như xưa).
    15. Triều Ngyễn để lại những công trình nghiên cứu quy mô nhất lịch sử như Dư Địa chí,VN thực lục,..
    16 Đời các chúa Nguyễn, triều Nguyễn (tận đến đời Tự Đức) thì Chân Lạp, Ail Lao Vạn Tượng đều thần phục ta. Xiêm phải kiêng nể ta.
    17. Hơn hết cả là lãnh thổ VN Triều Nguyến là lớn nhất từ trước tới nay.Các đảo lớn nhỏ đều thuộc về ta từ thời này, Hoàng Sa và Trường Sa thời các chúa Nguyễn, các đảo cực Nam như Phú Quốc,..cũng thu về đời này.

    Nhiều lắm các bạn ạ, công lao ông cha to lớn lắm, đừng vì những cái tôi nhỏ xíu trong bản thân mình mà đôi khi đắc tội với Tiền nhân.
    Nếu hội nghị 8.2008 của hội Sử học VN diễn ra ở Thanh Hoá cởi mở hơn, các nhà sử học chân chính bớt e ngại hơ thì nay ta đã không cần bàn cãi đến công, tội Triều Nguyễn rồi. Hỷ xả,hỷ xả!!!

    1
  • Các sách giáo khoa lịch sử mà tôi đã học không những đã nói rất ít và triều Nguyễn mà chỉ chửi rửa thậm tệ.
    Nếu so sánh với các triều đại phong kiến khác, có thể nói triều Nguyễn có công rất lớn. triều Nguyễn(kể cả thời chúa Nguyễn) đã mở mang đất nước gần như gấp đôi. Không có triều đại nào của Việt Nam làm được việc này.
    Riêng về cá nhân Nguyễn Ánh, tôi nghĩ một vương tôn cầu viện ngoại bang để dành lại vương quyền cũng là điều bình thường. Nhưng ngay khi thấy quân Xiêm bạo ngược đã hạn chế quan hệ với quân Xiêm. Cả quân Pháp cũng vậy. Ta cần lưu ý rằng, khi có sự giúp đỡ của ngoại bang, Nguyễn Ánh đã chỉ toàn thất bại. Khi chiến đấu dựa vào hậu phương ở miền Nam, Nguyễn Ánh đã dành được chiến thắng. Bởi vậy sau này Nguyễn Ánh khá độc lập trong việc cai trị Việt Nam.
    Về mặt chiến trận có thể nói Nguyễn Ánh kém xa Nguyễn Huệ. Nhưng đó không phải là tất cả đối với một vị vua. Ta có thể so sánh Lưu Bang và Hạng Vũ thì biết. Một vương tôn phải sống lưu vong với một ít gia nô trung thành, trong suốt bao nhiêu năm nằm gai nếm mật để gây dựng lại cơ đồ. Chỉ nghĩ bấy nhiêu thôi cũng thấy bản lĩnh của Nguyễn Ánh không hề nhỏ.
    Việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn thì tôi cũng nghĩ như bạn. Một người đang là vương tôn. Bỗng dưng bị giặt cướp giết hết người thân phải đi bôn ba.Nếu là tôi, tôi cũng khó mà khoan dung được.
    Trong một bài khác của bạn, tôi thấy bạn thất vọng vì người dân Khánh Hòa không biết về lịch sử thành Diên Khánh, nơi diễn ra trận chiến giữa nhà Nguyễn Gia Miêu và Nguyễn Tây Sơn. Đây cũng là điều bình thường xét theo thực tế ngày nay. Ngày nay, những điều có ghi trong sách giáo khoa chưa chắc học sinh đã biết nói gì những điều không ghi.
    Thêm nữa, tôi nghĩ đánh giá thiên lệch về nhà Nguyễn có động cơ chính trị. Nguyễn Ánh xuất thân quý tộc so với Tây Sơn xuất thân nông dân. Nguyễn Ánh giống như Việt Nam Cộng Hòa đã cho ngoại bang đưa quân vào nước mình. Vậy nên chính quyền đả kích ai, tung hô ai chỉ cần suy nghĩ thôi cũng biết.

    • Duy Hiển

      Chào Hiếu! Lần đầu tiên mình vào trang này, thấy Hiếu là người đồng quan điểm với mình đó. Cám ơn Hiếu.
      Mình là người Huế và yêu Huế,yêu lịch sử gắn liền với vùng đất này.
      Mình thấy có những bài repply có ý gay gắt quá. Không cần thiết vậy, quan điểm của mỗi người cứ thế mà trãi ra, đúng sai một vấn đề gì cũng chỉ là tương đối vì một vấn đề luôn có hai mặt của nó mà,hihi,phải không Hiếu? Nhìn hình thấy Hiếu “phong trần” đó, mình thích con trai thế, nhưng có nguời bảo Hiếu “xấu ngoắt” thì sao, thôi kệ.
      Mình có vài ý kiến về vấn đề công và tội Triều Nguyễn, Tây Sơn thế này:
      1. 9 đời Chúa Nguyễn thì đã có đến 8 đời đầu là những vị chân Chúa đã mở mang không ngừng bờ cõi nước Việt ta và tạo uy lớn trong khu vực Đông Nam Á xưa.(Nguồn dẫn sử liệu thì dài lắm, chính sử (sách GK) chẳng có đâu mà đọc, các bạn có thành ý sẽ tìm dễ ra thôi)
      2. Vương triều nào cũng có lúc suy, đời thứ 9 của Vương triều Nguyễn cũng vậy. Nên 3 anh em Tây Sơn mới có cơ hội và khởi nghĩa thành công. (Nếu không suy thì chẳng lẽ các Vua Hùng cứ truyền lại cho con cháu ruột của mình trị vì đến ngày nay à,hihi).
      3. Vua Quang Trung là vị vua uy dũng khó có ai bì được, điều này ai cũng phải công nhận. (Đánh thắng các thế lực thù địch nhanh vậy mà, sao không phải là Dũng được nhỉ).
      4. 3 anh em Tây Sơn khi khởi nghĩa đã thành công rồi thì lộ ra rằng không phải vì dân mà diệt ác (Vương triều Nguyễn) mà cũng vì muốn hùng cứ một phương thôi (bản ngã mà). Nếu vì dân tộc, sao anh em một nhà không thể hoà thuận, phò tá anh cả (Nguyễn Nhạc) hoặc chọn người giỏi nhất (Nguyễn Huệ) mà mỗi người một phương đem quân đánh nhau thế.
      5. Tây Sơn hà cớ gì mà phải giết hầu hết hoàng thân quốc thích chúa Nguyễn và quật mộ họ Nguyễn ở Thuận Hoá (huế) khi đanhs chiếm Phú Xuân. (Điều này các bạn nên biết để thông cảm vì sao vua Gia Long (Ngyễn Ánh) sau này trả thù nhà Tây Sơn mạnh tay như vậy).
      6. Nguyễn Ánh không thua kém Quang Trung là bao về tài đâu các bạn à. Khi ông bị Quang Trung vây bắt trên đường chạy vào Nam, NA chỉ mới 12 tuổi, QT đã trở thành võ tướng kỳ tài. Khi NA họp binh đánh lại Tây Sơn thì cũng mới 16 tuổi, quân mới vài ngàn và lại toàn tân binh trong khi Quang Trung có trong tay đến hàng vạn và đã dạn dày chinh chiến. Cứ mỗi lần họp binh thì lại bị Vua QT cử quân vào đánh nên quân không thể tinh và nhiều được(Các bạn phản đối điều này thì cứ tìm hiểu sử ngoài chính sử (sách GK).
      Sau khi Nguyễn Ánh đã có quân đội mạnh thì cũng chừng đó các tướng Tây Sơn oai dũng thời Quang Trung cũng đều bị Nguyễn Ánh cùng các tướng của ông đánh bại.
      7. Nguyễn Ánh và Xiêm La cử quân đội giúp nhau không thể gọi là cổng rắn cắn gà nhà được. Nguyễn Ánh đã cử quân sang giúp Xiêm đánh dẹp giặc Chà Và và Diến Điện (Miến Điện) nhiều lần. (VN ta không phải đã nhờ TQ và LX đánh Pháp và Mỹ đó sao,hêhhê).
      8. Triều Tây Sơn sớm mất lòng dân, kể cả khi vua QT còn sống thì cũng nhiều người ở miền Trung gửi thư hẹn nội ứng nếu quân Nguyễn tiến ra. Đến khi vua QT mất đi thì lòng dân cang hướng về Vương Triều Nguyễn nhiều hơn nữa. Nguyễn Ánh lúc này đã xây dựng một miền Nam thịnh vượng chứ không phải rối ren, nghêo đói như miền Thuận Quảng và Bắc Hà của Tây Sơn.
      9…mình sẽ trở lại sau các bạn nhé, đến giờ làm về rồi,bye.

      2
    • Cảm ơn Duy Hiển về một comment rất hay.

      1
    • HiepChelsea

      good idea

  • Nguyễn Giang

    Chào em Hiếu!
    Khi đọc mấy bài viết của em chị thấy buồn! Có vẻ như em đang bát mãn với chế độ nhà nước ta?! Tại sao em chỉ biết chỉ trích người khác mà không thấy những thàn quả họ làm được! chị không ý bênh vực ai cả, chị chỉ mông em hẫy luôn nhìn vẫn đề từ hai phía!

  • Tôi thích cách viết của mọi người ở đây, chỉ hơi ngạc nhiên là có nhiều bạn dùng từ “thuần phục” cho các đối tượng “bị thuần phục”. Tôi nghĩ dùng “thần phục” là hợp lí nhất (VD: thần phục nhà Thanh…)
    Mong được làm quen với mọi người.

    • GO_B

      chuẩn đấy bạn,thuần phục là bắt lấy thuần dưỡng,từ này dùng cho…động vật nhiều hơn!Còn thần phục theo ngu kiến của tôi nếu lý giải về mặt chính trị nó là chịu nhận làm bề dưới để tuân lệnh(lịch sử hay chỉ trích “ngoảnh mặt về(…) xưng thần là vậy)

      1
  • chao anh! tinh co 1 lan dao internet va thay anh… that tuyet la doc duoc bai viet nay cua anh! Lich su se mai la lich su, khong ai co the thay doi duoc ca… Khong ai duoc choi bo thanh tuu to lon cua Nha Nguyen dem lai cho dan toc Viet Nam nhung cung khong the vi the ma nhin nhan lai nhung muc nat ve sau cua nha Nguyen… Cam on anh ve bai viet nay!

  • NHững gì em viết ra đây chẳng liên quan gì đến bài viết trên của anh cả nhưng em rất muốn kể cho anh chuyện này lắm. Hôm nay, lần đầu tiên trong cuộc đời mười mấy năm đi học, em được yêu cầu “đóng góp” để “đi thầy” anh ạ (để cả lớp được qua môn, không sợ thi lại!). Đa số mọi người đã đồng ý (anh làm ơn đừng hỏi là em có đồng ý không),ngay cả những người học khá tốt trong lớp cũng đồng tình bởi thật sự cách giảng dạy của thầy không đem lại hiểu quả cho lắm (chỉ giảng toàn lí thuyết suông,đề kiểm tra thì cho trên trời dưới biển), chẳng ai tự tin là sẽ làm tốt môn này cả. Theo các bạn cho biết thì đây là “truyền thống” và đây có thể sẽ không phải là lần cuối (vì em đang học năm cuối nên giai đoạn này rất quan trọng), không chỉ có thầy giáo của em mà còn có một số giảng viên khác cũng xảy ra chuyện này,trong đó có cả những người mà em thật sự kính trọng. Nếu đó đúng là sự thật thì quả là một nỗi thất vọng lớn trong lòng em. Xin lỗi nếu có làm hỏng cuộc vui của mọi người.
    B.N

    1
  • minh cung da do cquyen VN su luoc cua Tran Trong Kim. va cung nhu tat ca moi cuon sach khac dac biet la viet ve lich su chung ta hay xem no nhu sach tham khao.
    co le ban co de y thay rang trong tac pham nay, TTK chi dac biet goi rieng Nguyen Anh la “Nga`i”. von le, TTK la 1 chinh khach trong thoi ky Phap thuoc, va chinh la nguoi dung dau trog chinh phu than Nhat thoi ky truoc Cach mang thang 8.
    minh nguong mo tat ca nhung con nguoi da viet nen lich su (chi’nh su). Quang trung-duoc danh gia cao hon, thien cam hon Nguyen Anh la boi vi Ong lay dan la goc.
    Nguyen Anh von da khong duoc long dan, 1 phan la do su thoi nat cua che do phong kien khi do, mat khac la vi ong khong vi dan ma vi dong ho.
    voi Nguyen Anh minh khong co cai nhin thien cam. nhung khi ong len lam vua Gia Long thi khong the phu dinh nhung thanh cong cua ong. va. viec ong hy sinh hoang tu Canh de lam con tin cho nuoc Phap-chung to ong yeu nuoc, dong thoi , cung la su bac nhuoc cua ong.

    thanh tuu cua nha Nguyen de lai la rat lon. nhung nhung gi ho gay ra cung khong nho. nam ky luc tinh dan dan bi chia cho phap, quyen giao thuong hoan toan nam trong tay Phap…. ban chat cua no chung to rang nuoc ta da tro thanh nuoc thuoc dia ngay tu dau.

    vua Duy tan, vua Tu duc, vua Ham nghi… co tinh than yeu nuoc, nhung dang tiec thay, tinh than cua trieu dai nha Nguyen luc do, cung chi la vi su o ep, su dan ap cua chinh quyen bao ho doi voi Nha Nguyen. khong phai vi Nhan dan An nam.

    …………….
    thuc su la minh buon khi doc nhung phan tich cua ban. lich su la nhung gi da dien ra, chung ta khong the danh gia duio goc nhin ca nhan truoc ca hang tram hang ngan nam lich su.
    tat ca moi thu deu co tinh hai mat
    …………….
    ban doc nhung sach cua Ton That Binh, hay Nguyen Dac Xuan… se thay ho luon yeu quy nha Nguyen, kinh trong… nhung rat khach quan. minh nghi ban khong nen cang thang qua nhu tinh than cua bai viet, thi se hay hon.
    hi!

    • Pioggia

      Về nhân cách của cụ Trần Trọng Kim thì khó ai bì kịp đó bạn ơi. Cụ Trần Trọng Kim là một nhà tri trức lớn rất được mọi người kính trọng lúc đó và về sau. Cụ hoàn toàn không phải là một chính trị gia. Cụ làm thủ tướng là do lời mời của Vua Bảo Đại chứ không phải do cụ muốn. Cụ cũng không hề thân Nhật. Chính cụ là người đòi lại toàn bộ lãnh thổ của đất nước Việt Nam từ tay Nhật.

      1
  • Anh Hiếu à!
    Em hơi buồn khi đọc bài này.
    Nếu để tâm, mong anh tìm hiểu hai câu này xuất phát từ đâu để hiểu hơn về Nguyễn Ánh: “Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.
    Anh đã từng đọc tác phẩm của GS.Trần Đức Thảo chưa ạ? Em biết có 1 bài liên quan vấn đề này nhưng hơi dài không tiện post ở đây. Anh có thể cho em xin đ/c mail để em gửi qua. Em rất muốn anh đọc được bài đó và mong anh tìm hiểu thêm về GS này. Mail của em là: cotich_chonguoilon@yahoo.com

    • Chào hoang mai,

      Anh rất mong được đọc thêm những tư liệu được viết từ nhiều góc nhìn. Nó giúp chúng ta đánh giá mọi việc được khách quan hơn. Email của anh là ngochieu@gmail.com – rất mong nhận được chia sẻ của em.

      Cảm ơn em.

    • Thùy Linh

      Hoang Mai gửi cho mình tài liệu với nhé thuylinhnguyen201187@gmail.com. Cám ơn Anh Hiếu và Hoang Mai!

  • Con Tran Trong Kim, tac gia cua cuoc Dai Viet su ki, co phai la Tran Trong Kim nguoi dung dau chinh phu than Nhat nhung nam 40 ko?

    • Nguyenhuy289

      Đúng rồi, Trần Trọng Kim đó đó.

  • Pingback: Sticky Posts | Apo's Blog ()

  • Tôi Cũng tên là Hiếu cũng cùng họ với bạn, tôi hơn bạn 1 tuổi thấy bạn thành công như vậy tôi rất nể. Tôi thích công nghệ thông tin nhưng chưa có điều kiện học. Hiện giờ tôi cũng đã có việc làm nhưng tôi thấy rằng đó không phải là chỗ của tôi. Tôi đã học xong đại học mà đến giờ vãn chưa làm nên trò trống gì thật là buồn đó. Tôi cần vốn nhưng chưa tìm được nhà tài trợ.

  • Tôi đồng tình với cách nhìn nhận về công lao của nhà Nguyễn đối với dân tộc VN. Chúng ta có một đất nước VN như hôm nay, đều là công lao của các tổ tiên, cha ông chúng ta…

    Nhà Nguyễn cho dù có những điều không đúng, thì suy cho cùng cũng chỉ là của một vài cá nhân, nói theo kiểu Đảng CS VN vẫnthường ngụy biện cho những sai lầm của họ trong quá khứ : Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm…

    Nhà Trần khi chiếm ngôi nhà Lý, Trần Thủ Độ cũng tiến hành nhiều việc đàn áp các hòang thân, quan lại nhà Lý. Đây cũng là việc không đúng, nhưng chúng ta cũng khách quan nhìn nhận, tình hình lúc đó đôi khi cần phải làm vậy để ổn định củng cố thế lực

    Nhà Nguyễn có cầu viện ngọai bang nhưng khi vu aGia Long lên ngôi, chúng ta vẫn có một nền độc lập tự chủ. Nếu như hôm nay, chúng ta không có TQ hay Liên Xô viện trợ, liệu chúng ta có thể tiến hành những cuộc chiến tranh chống Mỹ không ? Vậy việc cầu viện ngọai bang nếu đánh giá khách quan cũng chưa hẳn là bằng chứng gọi nhà Nguyễn là bán nước

    Chúng ta chỉ là những con cháu, dù là nhà Trần, nhà Lý, nhà Nguyễn…tất cả đều là cha ông, tổ tiên của chúng ta, tất cả đều đã đổ mồ hôi, xương máu để tgây dựng cho chúng ta có ngày hôm nay. Thiết nghĩ chúng ta nên có cách nhìn biết ơn…và những sai lầm của cha ông chúng ta, chúng ta không nên kết án, mà chỉ là rút kinh nghiệm để tránh xảy ra những đau thương mất mát cho chính dân tộc mình

  • Chào Hiếu !
    Hiếu có thể xem tư liệu này, Sách việt Nam Quốc sử ( trước giải phóng ) cũng có ghi chép về điều này.

    Nguyễn Ánh lấy được Gia Định năm Mậu Thân (1788) tuy đã xưng vương mà chưa đặt niên hiệu riêng vẫn dùng niên hiệu vua Lê. Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) lấy lại được toàn bộ đất đai cũ của các chúa Nguyễn, Nguyễn Vương Phúc ánh cho lập dàn tế cáo trời đất, thiết triều tại Phú Xuân, đặt niên hiệu Gia Long năm thứ nhất. Lê Quang Định được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh xin phong vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh ( Gia Khánh ) cho rằng tên nước là Nam Việt sẽ lẫn với nước của Triệu Đà (gồm cả Đông Việt, Tây Việt) nên đổi là Việt Nam. Thế là năm Giáp Tý (1804) Án sát Quảng Tây Tề Bồ Sâm được vua Thanh phái sang phong vương cho Gia Long và nước ta có tên là Việt Nam.

    Còn vì sao Nguyễn Huệ mất thì tôi cũng đọc nhiều tài liệu, nhưng tôi không có bàn luận.

    Lịch sử đã qua, Tôi chỉ nghiên cứu, tìm hiểu theo sở thích bản thân thôi, Cũng có rất nhiều điều hay mà sách sử bây giờ không đề cập đến. Rất vui khi cùng thảo luận với Hiếu.

    P.S : Hình như tôi với Hiếu cùng tuổi thì phải.

    • Rất cảm ơn những đóng góp của lyminhthien, hy vọng có dịp được trao đồi thêm cùng bạn.

    • Nguyenhuy289

      Nguyễn Huệ mất đột ngột do bị tai biến mạch máu não, dân gian hay gọi là “Trúng gió” (cái này mình đọc được trong 1 bản nghiên cứu của 2 cha con nhà nghiên cứu gì đó của Thanh Hóa không nhớ rõ tên). Nghiên cứu có cho thấy trong hộp sọ của vua Quang Trung có những biểu hiện đó.

    • nguyễn phương thảo

      Tôi thi lại nghĩ khác với bạn. Từ trước tới nay khi học và nghiên cứu lich sử thì mỗi người thường có cách dánh giá khác nhau.Khi lên làm vua cai trị một đất nước, ạ cũng là con dân của mình thì đương nhiên các vị vua đó đều mong muốn những người con của mình phải có một cuộc sống tốt đẹp hơn.Khong ai nghĩ ràng mình lên làm vua rồi lại bán nước, làm khổ con dân của mình cả. Vì vậy khi đánh giá về một nhân vật lịch sử như triều hỒ, hAY nhà nhà Nguyễn tôi luôn dựa vao hoàn cảnh lịch sử,xuất thân của nhân vật đó và thực lực của dòng họ đó ra làm sao

  • Chào Hiếu ! Tôi biết Hiếu qua bài ” hai lá thư … “, giọng văn rất sắc. Tôi đồng tình với suy nghĩ của Hiếu. Nhưng với bài : Suy nghĩ về Vương triều nhà Nguyễn thì tôi xin mạn phép có chút ý kiến trên tinh thần trao đổi, hoc hỏi.
    — thứ nhất : tôi không phủ nhận là những đời chúa Nguyễn đầu tiên đã có công rất lớn với đất nước, mỡ rộng lãnh thổ tối tận Cà Mau. Nhưng những đời sau thì chính trị mục nát, sưu thuế cao, mua quan bán chức …., chính những điều kiện đó mới có sự nổi dậy của nhà Tây Sơn.
    — Thứ hai : Vào thời Nguyễn Phúc Thuần và các Chúa Nguyễn sau đó, Quân nhà Nguyễn bảo trợ cho Chân Lạp tới tận biên giới với Thái Lan, nói cách khác Chúa Nguyễn có ảnh hưỡng lớn với Cambodia lúc bấy giờ, Nhưng đến thời Nguyễn Ánh và các Vua nhà Nguyễn sau đó có làm được không ?
    — Thứ ba : Sau khi 5 vạn quân Xiêm bị đánh bại, Nguyễn ánh có Qua cầu viện nhưng vua Xiêm sợ Tây Sơn nên không giúp về mặt quân sự nữa. Nguyễn Ánh cầu viện Hà lan, tàu chiến của HÀ Lan bị Tây Sơn đánh cháy. Nguyễn Ánh phải cầu viện Pháp, cho hoàng tử Cảnh làm con tin. Lúc đó, những người tài sao không hiện diện để giúp đỡ ?
    — Thứ tư : Phải kể đến tình hình lúc đó, Nguyễn Huệ đem quân ra BẮC HÀ đánh bại họ Trịnh, đánh Nguyễn văn Sở, Giết Vũ văn Nhậm, đem quân vào nam đánh bại quân Xiêm, đem quân ra Bắc đánh bại quân Thanh, sau đó muốn thoát khỏi sự kiềm kẹp của Nguyễn Nhạc và muốn củng cố BẮc Hà nên đóng đô ở thăng long, trấn an dân, chiêu mộ người Hiền, giao bang với trung quốc, Xin Quãng đông, Quãng Tây của trung quốc….. Trong khi đó, ở Gia Định ( sài gòn bây giờ) do Nguyễn Lữ trấn giữ, thế cô sức yếu ( Nguyễn Nhạc không đem quân giúp ) nên cuối cùng bị Nguyễn Ánh tiêu diệt.
    — Thứ năm : Nguyễn Ánh là dòng dõi chúa Nguyễn nên có nhiều người theo là điều hiển nhiên, nhất là trong lúc loạn lạc mà người Hiền không tìm được minh chủ để theo vì Nguyễn Huệ lo cũng cố Bắc Hà, nguyễn Nhạc chỉ lo Phú Xuân và cố gắng kiềm hãm Nguyễn huệ mà không chú ý tới nguyễn Ánh. người xưa thường nói : ” DANH CHÍNH, NGÔN THUẬN ” Nguyễn ánh có được điều này.
    — Thứ sáu : Ba lần hải quân Tây Sơn đánh bại Nguyen Ánh, đuổi Ánh chạy ra đảo Phú Quốc, Hải quân tây Sơn đều bị bão đánh tan tác, như thế có thể gọi là ý trời không ? Thêm vào đó, Nguyễn Huệ mất sớm, Quan Toản lên ngôi chỉ mới 10 tuổi nên phải trong chờ vào những người phò tá, do đó mới có cảnh nồi da xáo thịt, tạo điều kiện để Nguyễn Ánh có thời gian cũng cố thực lực. Tây Sơn chỉ ở BẮc Hà 14 năm, thời gian quá ngắn để cũng cố triều đình phong kiến, thêm vào đó, sau hơn 40 năm chiến tranh, dân chúng muốn hòa bình làm ăn nên đó cũng là những điểm chết của tây Sơn vậy. Đất Gia Định, Nguyễn Ánh đã cũng cố chắc chắn, còn tây sơn chỉ trong chờ vào : Bùi thị Xuân, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng …Như vậy Nguyễn Ánh đã đạt được ” Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa ” nên chiến thắng năm 1802 là điều hiển nhiên.
    — Thứ bảy : Hành vi trả thù của Nguyễn Ánh là tiểu nhân hay người quân tử ? Bùi Thị Xuân bị cỡi bõ xiêm y, bắt đi rêu rao khắp quê nhà ( người dân quê lấy vải ném lên che chắn lại cho Bùi Thị Xuân, mặc dù bị binh lính áp giãi dùng roi đánh ) vì Bùi thị Xuân nhiều lần dùng tượng binh đuổi Nguyễn Ánh.
    –Thứ 8: Nguyễn Ánh đã làm gì sau khi thống nhất đất nước ? Bế quan tỏa cảng ? Thuần phục Trung quốc, ngay cả tên Nước là VIỆT NAM cũng do vua Gia Khánh của Trung Quốc đặt. Trong khi đó, Nguyễn Huệ còn Dám Xin Càng Long 2 tỉnh Quãng Đông, Quãng Tây để làm đất đóng đô.
    — Hiếu có nói là : Nhiều vua nhà Nguyễn yêu nước, điều đó thì nhiều sử sách đều ghi lại, nhưng chưa có sử sách nào phân tích rằng Duy Tân , Hàm Nghi, thành Thái… là người tài giỏi cả. Thời Pháp thuộc có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra và cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa bị đàn áp có sự giúp đỡ của triều đình phong kiến, đúng không Hiếu ? Duy Tân , Hàm Nghi, thành Thái chống pháp , theo tôi nghĩ thì cũng hiển nhiên thôi, họ chỉ có lòng. Sử sách chỉ viết rằng : Họ muốn đánh Pháp, nhưng không có viết rõ là đánh pháp để giành lại ngai vàng hay vì lê dân trăm họ lầm than.

    Tôi chỉ có một số ý kiền như thế thôi, mỗi người tham khảo tài liệu khác nhau và có chính kiến riêng và suy nghĩ riêng, Tôi chỉ muốn góp ý kiến ý cò chút thôi.

    Hi vọng tôi sẽ được đọc những bài viết hấp dẫn khác của Hiếu.

    Thân chào Hiếu !

    1
    • Chào bạn lyminhthien (xin phép gọi như vậy vì không biết tuổi của bạn).

      Tất cả những điều bạn viết bên trên tôi đều không phủ nhận, từ trước đến nay và ngay cả trong bài viết này, tôi đều có một thái độ kính trọng vua Quang Trung. Nói một cách đúng hơn, vua Quang Trung là một trong những nhân vật lịch sử mà tôi rất yêu mến, một chỉ huy quân sự tài ba.

      Xin phép được trao đổi cùng bạn từng điểm:

      1. Bất cứ cuộc cách mạng hay khởi nghĩa nào cũng đều xuất phát từ những bất công và thối nát của chế độ lãnh đạo. Vương triều Nguyễn sau khi Vũ Vương mất thì triều đình do bị Trương Phúc Loan lấn áp quyền hành đã lập Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi và gần như thao túng cả triều đình. Chính điều này đã làm nảy sinh nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

      Tây Sơn đã khéo léo “đắc nhân tâm” được lòng dân khi lợi dụng những điều này để làm nên chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa: “Lật đổ quyền thần – phò Hoàng tôn”. Điều này đã góp phần chính làm nên thành công của cuộc khởi nghĩa, nhưng theo tôi đó chỉ là một khẩu hiệu hơn là thật sự nhà Tây Sơn muốn vậy. Vì nếu thực chất vậy, sau khi giết Trương Phúc Loan, Tây Sơn không nhất thiết phải giết rất nhiều người trong hoàng tộc Nguyễn, tàn phá lăng tẩm các đời chúa Nguyễn – đoạn này ở Đại Nam Liệt truyện có chép lại khá nhiều, nếu nói về quan điểm cá nhân thì đây cũng có thể là 1 trong những động cơ khiến cho sau khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã trả thù nhà Tây Sơn nghiệt ngã. Nêu lên những điều này không phải để cố chứng minh ai xấu ai tốt, mà là thực tế không phải như một câu chuyện cổ tích, kẻ ác luôn luôn ác và người hiền lúc nào cũng hiền. Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh cũng là những nhà chính trị, cũng là những con người… tất cả những hành động đều có mục tiêu cho chế độ của mình.

      Điểm 2: Cũng từ hệ quả của điểm thứ nhất, do triều đình loạn, việc đối nội còn nhiều vấn đề thì tất đối ngoại cũng sẽ suy.

      Điểm 3: Việc Nguyễn Ánh cầu viện binh, không thể nói vì ông không có người tài giúp mà phải cầu ngoại bang. Dưới ông thời này, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Lê Quang Định, Lê Văn Duyệt… ai dám bảo không phải là người tài? Việc cầu cứu ngoại bang, hoặc nếu nói theo một quan điểm khác là kêu gọi sự giúp sức từ đồng minh là điều dễ hiểu trong hoàn cảnh đó. Tất nhiên từ xưa đến nay không đồng minh nào giúp đỡ nhau không công cả, tất cả đều có mục đích riêng. Quan trọng là người đứng đầu cân bằng được mục đích của họ, của đất nước và đại cuộc chung. Với tôi, Nguyễn Ánh làm điều này không tồi.

      Điểm thứ 4, 5, 6 bạn nói không nêu lên một quan điểm gì ngoài việc nhắc lại lịch sử nên tôi không bình luận.

      Điểm 7: Việc trả thù Tây Sơn sau khi lên ngôi của Nguyễn Ánh, xét về mặt đạo đức, tôi chưa từng nói việc đó là đúng và cũng chưa từng có suy nghĩ ủng hộ việc ấy. Nhưng xét một cách tổng quát:

      – Thứ nhất: động cơ chính trị, sau khi bình định xong cuộc khởi nghĩa, lòng dân còn theo về trăm mối, số lượng người vẫn còn ủng hộ Tây Sơn không ít, và nếu không làm thật mạnh tay để răn đe, e là khó bình định được yên trong buổi loạn ly đó. Xét về đạo đức thì có thể thấy rõ những việc của Nguyễn Ánh là xấu, nhưng xét về đường hướng lãnh đạo và đại cuộc chung, có lẽ cũng cần suy nghĩ thêm…

      – Thứ 2: động cơ cá nhân, như đã nói ở trên, Tây Sơn sau khi chiếm được Phú Xuân cũng đã có những cuộc thanh trừng mà tuy có thể không tàn bạo như Nguyễn Ánh nhưng tôi cho là cũng rất nặng nề, như đã nói ở trên.

      Điểm 8, nếu đọc kỹ giai đoạn sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ta có thể thấy Nguyễn Ánh khá cởi mở trong việc bang giao với các nước, và rất có tinh thần tiếp thu những kỹ thuật mới của phương Tây. Đến thời Minh Mạng, sau sự kiện của các của các nhà truyền giáo hỗ trợ cho quân khởi nghĩa thì vua Minh Mạng mới siết chặt lại và mâu thuẫn giữa triều đình và phương Tây mới ngày càng lớn.

      Còn việc thuần phục triều đình nhà Thanh, tôi không nghĩ là bạn lại có suy nghĩ như trên, thời điểm ấy nước Tàu như là một mốc cho tất cả các nước trong vùng. Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh đã ngay lập tức phải cho sứ sang xin lập lại quan hệ và cũng phải chịu thuần phục nhà Thanh, khi lên ngôi vua Quang Trung đều xin chiếu của Càn Long.

      Về tên nước Việt Nam, không biết bạn đọc trong tư liệu nào. Tôi thì nhớ rằng tên nước Việt Nam được vua Gia Long ghép lại từ 2 chữ An Nam và Việt Thường. Nhưng sang Trung Quốc không được nhà Thanh chấp nhận nên đảo chữ lại là Việt Nam.

      Về việc vội vàng đòi 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây… theo tôi đó là một bước đi sai lầm của Quang Trung hơn là đúng. Ông đã quá nóng vội và đến nay có một luồng giả thuyết là việc đó có liên quan đến cái chết của vua Quang Trung. Dẫu sao nói sâu về điểm này e rằng comment sẽ dài lê thê, hẹn bạn một bài khác.

      Điểm cuối cùng, việc kết luận các vua Hàm Nghi, Thành Thái có phải là người tài hay không, tôi không nghĩ đó là điểm quan trọng để xoáy sâu. Cái quan trọng (như bạn cũng đã nói) đó là những vị vua ấy xuất phát từ lòng yêu nước, và nếu nói vì ngai vàng thì họ không nhất thiết phải đứng ra chống lại người Pháp.

      Viết ra những điều này, không nhằm mục đích đả kích cá nhân, hay tranh luận xem vua nào tốt vua nào xấu. Với tôi cả 2 triều đại trên đều có những đóng góp to lớn cho đất nước, cũng như cũng đã có những sai lầm tai hại cho đất nước (ngay việc binh đao máu đổ suốt thời gian nội chiến này cũng đã là một sai lầm rồi). Tất nhiên với tầm nhìn hạn hẹp của chúng ta – những người trẻ – hiện nay, không thể và cũng không đủ tư cách phán xét ai đúng hai sai, điều tôi chỉ mong là lịch sử hãy đúng là lịch sử, hãy là nguồn tư liệu mô tả một cách công bằng, chân thực với tất cả những gì đã qua. Tất nhiên điều này không dễ, ngay cả với các nước khác.

      Thân chào.

      2
    • Pioggia

      Cám ơn bạn đã bỏ công nghiên cứu về nhà Nguyễn, đặc biệt là Vua Gia Long
      1. Chính Vua Nguyễn Huệ đào mồ, đào mã 9 đời Chúa Nguyễn + Phụ Thân của Vua Gia Long lên lấy xác vứt trôi sông.
      2. Nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa với khẩu hiệu là phò Vua diệt loạn. Nhưng sau khi diệt được loạn thần Nguyễn Phúc Loan thì nhà Tây Sơn cũng ra tay tàn bạo với cả gia tộc họ Nguyễn, cả người chết cũng không tha.
      3. Quân Nguyễn Huệ gây ra nhiều vụ thảm sát dân lành, điển hình là Cù Lao Phố, một đô thị sầm uất nhất Miền Nam thời đó.
      4. Thời đó là phong kiến, dù nói gì thì theo luật thời đó quân Tây Sơn là quân phản loạn, thi quân phạm thượng nên việc bị xử có phần khốc liệt là chuyện dễ hiểu. Pháp luật thời nhà Nguyễn cực kì nghiêm khắc.
      Không phủ nhận Vua Quang Trung là một vị tướng tài năng xuất chúng. Có công rất lớn trong việc đánh giặc ngoại xâm. Nhưng nói ông là người thống nhất đất nước là không đúng. Tình hình thực tế lúc đó là 3 anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ hùng cứ 3 phương, đánh nhau tùm lum. Tất nhiên lúc đó Nguyễn Huệ mà dứt khoát hơn, dẹp luôn ông anh Nguyễn Nhạc thì có thể thống nhất đất nước. Vận nước mình có lẽ sẽ rất khác rồi. Nhưng có lẽ Vua Gia Long mới là chân mệnh thiên tử.
      Đối với mình, mình rất kính trọng Vua Gia Long. Chắc chắn một điều là không phải ai cũng có thể làm được điều vĩ đại như ông.

      1
  • Dear Apo,

    Hôm nay vô tình dc biết blog của bạn thông qua OS và thấy bạn viết về bài này.

    Thật ra đúng như bạn nói, không ai có thể chối bỏ hay phủ nhận lịch sử được vì đó là sự thật. Rất may giới trẻ mình ngày nay có nhiều phương cách khác nhau để tiếp cận lich sử để có những góc nhìn tốt hơn và khách quan hơn so với cách nhìn phiến diện của chính quyền.

    Trước đây, khi còn đi học, mình không tài nào thích cách dạy lịch sử của sách giáo khoa vì cách nhìn rất phiến diện so với sách lịch sử trước giải phóng in. Thời đó nhà mình còn giữ những quyển sách lịch sử từ tiểu học đến hết trung học Đệ Nhất cấp nên mình mới có được cách nhìn mà mình tự đánh giá là khách quan so với bây giờ.

    Mình vẫn hy vọng thế hệ đàn em mình sẽ được học lịch sử khách quan và chính xác hơn để có những đánh giá về thời cuộc thật sáng suốt hơn mình.

  • Hoàn toàn đồng ý với suy nghỉ của bạn… ngày trước mình luôn tin rằng hoàng đế Q. Trung là người đã thống nhất đất nước (mình được dạy vậy) nhưng khi có điều kiện tham khảo & tiếp cận những tài liệu khác, mình mới ngẫn người ra …
    Thực tế, vua Gia Long là người đầu tiên đã thống nhất VN, đưa toàn cõi về một mối.

  • ton that nguyen vu

    toi la hau the cua nha NGUYEN PHUOC,toi lon len o dat HUE.Toi rat tu hao ve nhung gi ma HUE co nhu ngay hom nay,ma trong do co ban tay cua cha ong to tien toi tao ra,The ma bay gio,ngay ca muon vao tham lai chon xua,noi di san to tien toi de lai toi cugn fai mua ve nhu moi nguoi,muon quy lay truoc to tien cung fai mua ve ,hoi co dat nuoc hien dai nao tren the gioi doi xu voi con chau dong toc HOANG GIA cua ho nhu the khong,chu dung noi ve qua khu………..NGUYEN HUE la tuong tai,danh NAM dep BAC,danh THANH dep XIEM,nhung roi ong cung dau co thong nhat duoc dat nuoc,cung vi tinh rieng,nhung GIA LONG thi lam duoc dieu do,nhung chuyen nhu vay sao ko nghe nguoi ta nhac toi,ma chi nham vao cho ko tot cua NGUYEN ANH ma truy cuu mai,hoi xuyen suot gan 4 ngan nam lich su,qua cac trieu dai,co vi vua nao thong nhat duoc dat nuoc tu BAC chi NAM,ai??????//cac ban tra loi di.neu ko co nha NGUYEN,lieu co SAI GON phon hoa do hoi ham nay de DANG CONG SAN VN dat ten la tp HCM ko?cac ban tra loi di????????toi ko phu nhan nhung dieu vua GIA LONG da xu sai,nhung ko fai la tat ca,roi sau nay con co cac vi vua NGUYEN nuoc nhu:HAM NGHI ,THANH THAI,DUY TAN nua….vay ma nguoi ta dung den la nha NGUYEN ban nuoc ,lam tay sai cho giac,toi chang la gi,nhugn toi ko the hieu noi cac nha su hoc bay gio nua,ho manh mieng noi xau nguoi ta,nhung ho co nghi lai ban than minh ko,ho da that su cong tam chua,va neu co trong suy nghi thi cung da co ai dam dung len noi tieng noi trung thuc,ngay thang cua tu cach mot nha su hoc chua,toi rat mung vi da lau lam roi,tu khi toi biet nhan thuc den nay,gan day cung da co nha su hoc PHAN HUY LE co he len y nghi lat lai lich su de tra ve nguyen ban cua no,toi mong ong ay se la nguoi ma toi ki vong………

    • kelangthang

      xin chào tôn thất nguyên vũ ! Vũ nên xem lại lịch sử đi. Hình như vũ đề cao Nguyễn Ánh mà hạ thấp vai trò và tài năng lãnh đạo của vua Quang Trung Nguyễn Huệ thì phải ? Cần phân tích kĩ hơn Vũ À !

      Thôi, thắng làm vua, thua làm giặc.

  • @Vu Hong Quang: mình không đồng ý với bạn là Quang Trung là một anh hùng nhưng không biết xây dựng một chính thể.
    Mình rất dốt văn, nên không biết rõ. Chỉ nghe thầy giáo mình kể là sau khi dẹp tan các cuộc chiến, ông ra sức xây dựng đất nước, và mời nhiều người tài giỏi về trị nước. Điển hình là Nguyễn Thiếp, ba lần viết thư gọi ông về làm quan với lời lẽ chân thành. Em chỉ biết có lòng nhân mới yêu dân, có trí dũng mới bình thiên hạ. Còn Nguyễn Anh, em nghĩ như Việt Vương Câu Tiễn, tuy hơi quá, nhưng sự thật ông đó quá tàn bạo, người sống không tha, người chết không chừa. Mình hỏi bạn một câu: Nguyễn Huệ có làm gì sai. Trịnh Nguyễn thối nát, vua Lê hèn yếu, nếu ông không nổi lên, thiên hạ sau được thống nhất. Nếu làm vua phải có lòng đại lượng. Dù sự thật Nguyễn Huệ có gây cho Nguyễn Ánh bao đau khổ gì, nhưng ông là người có công với đất nước. Và các tướng tài Tây Sơn, hành hình quá tàn nhẫn. Lúc em nghe thầy giáo kể, em rất tức giận. Có thể đó là ý kiến riêng của em. Nhưng tóm lại em rất ngưỡng mộ Quang Trung và em cho rằng em không thích Nguyễn Ánh, vì những hành động sau khi làm vua của ông ấy.

    • Nguyenhuy289

      Thực sự là bạn chỉ nghe kể và dạy từ các giáo viên sư phạm đã được đính hướng tư tưởng. Chỉ nghe được 1 chiều. Khi vua Quang Trung lên ngôi, sau khi tiến ra Thuận Hóa đánh nhà Nguyễn, và bắt những người thân quốc thích của nhà Nguyễn về thành Quy Nhơn( Bình Định ngày nay), bạn có biết vua Quang Trung đã làm gì với họ không? Họ đã bị giết không còn 1 người, chỉ có Nguyễn Ánh ( tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ánh) và mẹ thoát được khi trên đường bị giải về thành Quy Nhơn.( Nguyễn Ánh không phải là hoàng tử chính thống, mà chỉ là người trong hoàng tộc). Nếu cả dòng họ bạn bị giết như vua Quang Trung đã làm với hoàng tộc nhà Nguyễn thì bạn khi lên ngôi vua có thực hiện không.

    • Bạn có biết chuyện Nguyễn Nhạc_Nguyễn Huệ khi đánh vào Gia Định, một cận tướng của Nhạc bị giết, Nguyễn Nhạc tức giận ra lệnh cho Huệ tàn sát 1 vạn [aka 10 000] người Gia Định, bất kể già trẻ lớn nhỏ, phụ nữ, trẻ em… xác chất đống nghẹt cả một đoạn Kênh [giờ đoạn kênh đó đã bị lấp xây thành đường, đặt tên là đường Nguyễn Huệ đó], tôm cá ở con kênh đó rỉa xác người chết khiến không ai dám ăn tôm cá suốt mấy tháng trời không? Nếu mình nhớ không lầm thì Trịnh Hoài Đức có một bài thơ viết về sự kiện này.

      Bạn từng khóc và nổi giận khi Gia Long hành hình quan thần Tây Sơn vậy bạn đọc sự kiện trên bạn nghĩ thế nào?

  • Thật thú vị khi được cùng các bạn chia sẻ thêm nhiều quan điểm, nhiều góc nhìn. Cảm ơn các bạn đã phản hồi.

    • nguyễn phương thảo

      Tôi nghĩ công hay tội của triều đình nhà Nguyễn ra làm sao thì còn tùy thuộc vào từng cách đánh giá khác nhau. Nhiều lúc tôi nghí các nhà sử học Việt Nam rất đáng trách, đấnh giá về một nhân vật lịch sử ra làm sao rồi đưa ra ngôn luận để người ta bị người tabij mọi người cười chê, khinh ghét.Rồi khi đã rõ ngọn ngành rồi thì chỉ với một câu xin lỗi rồi đưa họ lên tận mây xanh, lúc đó thì họ đã về với tổ tiên rồi. Ví dụ như Nguyễn Trãi là một điển hình.

    • Trần Minh Hưng

      hay.

  • Triều Nguyễn cho đến giờ vẫn là cuộc tranh cãi của các nhà sử học.Mới năm vừa rồi ở Thanh Hóa có cuộc hội thảo khoa học về việc đánh giá triều Nguyễn trong lịch sử nước nhà. Mình xin mạn phép khi nêu lên chút chính kiến của mình về vấn đề này. Cái công triều Nguyễn là mở rộng bờ cõi cho tổ quốc ta, điều đó không thể không phủ nhận và lịch sử cũng rất khách quan đã nói về công lao ấy, nên giờ mới cho xuất bản một số sách về công và tội của triều đại này. Nhưng cái tội lớn nhất của triều Nguyễn là “mất nước” và điều đó cũng không thể chối cãi, truyền thống lâu đời dân tộc ta ko cho phép điều đó xảy ra…từ thời Hùng Vương đã có những câu chuyện giáo dục về điều đó…Bạn có thể nghĩ sâu sắc trong câu chuyện Trong Thủy-Mỹ Châu, một bài học nhắc nhở về sự mất nước…Còn việc đánh giá triều Nguyễn trong sách lịch sử ghi chép lại có thể xuất phát từ quan niệm lấy Tổ Quốc làm trên hết.”Bán nước” là thuật ngữ chính xác dùng cho triều Nguyễn vì giai đoạn này triều Nguyễn hoàn toàn cô lập, tách biệt thậm chí đàn áp đẩm máu các phong trào yêu nước của nhân dân. Lại một lần nữa mắc sai lầm trong lãnh đạo. Vua Tự Đức cũng không thể đổ lên đầu Phan Thanh Giãn làm mất nước. Một người có thể xoay chuyển càn khôn sao??? Các bạn cứ suy nghĩ nhé. Tranh luận nhưng không cáu gắt nhé. Cảm ơn

    • Nguyenhuy289

      Bạn ơi, hãy xem lại tất cả hoàn cảnh chính trị, kinh tế, quân sự của triều nhà Nguyễn lúc đó đi. Hầu như tất cả các nước ở Đông Á đều lần lượt là thuộc địa của các nước lớn như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha … Vua Tự Đức chủ trương chính sách “Bế quan tỏa cảng” đối với kinh tế để hạn chế bang giao với các nước thực dân đó khiến kinh tế khó khăn. Chính sách thay đổi quân sự theo đường lối phương Đông (chủ yếu là theo chiên lược quân sự của Trung Hoa), không nâng cấp và trang bị vũ khí hiện đại như các đời Gia Long, Thiệu Trị và Minh Mạng mà còn làm suy yếu đi. Trong khi quân sự của các nước thực dân hơn hẳn so với VN khi đó. Vậy không có lý do gì vua Tự Đức có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ VN và tránh bị “mất nước”. Nếu không “mất nước” thời Tự Đức thì các đời sau cũng sẽ bị. Nếu là vua Quang Trung, hay con vua Quang Trung có còn tồn tại thì cũng khó giữ vững được. Vì vậy mà vua Tự Đức chấp nhận cho lịch sử suy xét chứ không hề tìm cách thay đổi để che đậy nó. Còn thuật ngữ “bán nước” đối với nhà Nguyễn cũng không đúng. Từ khi bị chiếm thành Gia Định, nhà Nguyễn vẫn tìm cách chống Pháp, chỉ chấp nhận nhượng bộ 1 phần lãnh thổ VN để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và duy trì độc lập của VN với nước ngoài. Nếu “bán nước” như Sách Giáo Khoa dạy thì nói thật, lịch sử không công bằng với nhà Nguyễn.

  • Hôm nay mới đọc bài này, nhận định của bạn rất đúng. Quang Trung là một anh hùng nhưng không biết xây dựng một chính thể.

    Nguyễn Ánh là con nhà nòi, ông hiểu cái gì cần làm để cai trị đất nước.

    Lịch sử VN đang dạy đầy sự lệnh lạc xuất phát từ những nhận thức lệch lạc và định kiến. Kết quả là con cháu chúng ta sẽ không có được những bài học đúng đắn. Buồn thay!

  • Việc có cái nhìn cũng như định hướng khác đi về Triều Nguyễn của Chúng ta hiện nay thì cũng chỉ 1 phần ,vì cũng có vài vị vua thuộc Triều Nguyễn vẫn được ca ngợi và xướng danh : Vua Hàm Nghi , Duy Tân v.v. Phần đông Các vị vua còn lại thì thật sự nền Giáo dục bỏ qua chứ không phải nói khác đi . Nếu gần đây việc đi tìm cội nguồn hoặc những mãng tối của Lịch sử không bị xem là cấm ,là phản động thì hiển nhiên đã có sự thừa nhận , Vậy tại sao lại có những điều đó xảy ra ,có lẽ Apo thắc mắc điều này chăng ?
    Những gì các bạn đã nói mình xin phép không bàn ,chỉ góp 1 vài lời giải thích :
    – Sau khi thống nhất đất nước qua bao nhiêu cuộc chiến ,phân tranh,tàn phá ,theo lí giải của Các bậc lẫnh đạo : chúng ta bước vào thời kỳ xây dựng lại Tổ quốc ,muốn xây dựng chắc thì tuyệt đối phải lọai bỏ những tàn dư của chế độ cũ , rất không may là Nhà Nguyễn rất được Chế Độ Cộng Hòa tôn sùng ,nhất là vua Gia Long. 1 cách công bằng mà nói cách làm này không sai các bạn ạ (nếu xét về mặt hiệu quả),Lịch sử VN cũng như TG đã chứng kiến biết bao cuộc chiến dai dẵng không hồi kết thức nếu không làm tốt ,triệt để vấn đề này. Tuy nhiên sự chuyên chính của người Cộng sản luôn được hiểu là mất Dân chủ trong cách nhìn của Thế giới hiện nay , hì hì lí giải cho điều này thì Triều Nguyễn cũng như Triều Nguyễn Tây Sơn đều làm rất triệt để qua việc hủy họai người quá cố .

  • thêm một góc nhìn, thêm hiểu biết. ^_^

  • Rồi lịch sử sẽ phán xét, nên cũng không vì thế mà thành bại luận anh hùng…

  • :)Moi mo dau cuoc tranh luan voi anh ma da yeu the hon rui, hihi. Em da lon giua Le Chieu Thong cau cuu quan Thanh, con N.A la Xiem. Viec cau cuu Xiem La da la di vao con duong phan boi dan toc. Ko phai N.A ko bit su tan bao cua quan Xiem khi dua quan sang nuoc ta, cung ko phai N.A ko bit nguy co mat nuoc, bi le thuoc khi cau canh Phap (co rat nhieu tai lieu lich su ve van de nay), nhung ong van cau vien, phai chang chi vi quyen loi, danh vong cua ca nhan. Nhung du sao, trong thoi the loan lac nhu the, N.A cung da co cong dep yen. Hihi. Ai ma ko vi danh vong cua ca nhan nhi?!!!”khuất tạp”:)

  • Hồi nhỏ em có đọc 1 cuốn sách viết về các đời vua nhà Nguyễn – là tác phẩm nghiên cứu của “nhà Huế Học” Nguyễn Đắc Xuân. Cuốn sách đó cho ta một cái nhìn khác về triều đình nhà Nguyễn cũng như công đức của các đời vua triều đại cuối cùng.

    Không phải cái gì sách giáo khoa dạy là đúng và là chân lý… chỉ có hồi còn nhỏ thầy cô nói gì ta cũng cho là đúng mà thôi. Giờ làm gì còn rừng vàng biển bạc …

  • @vitgioi: chắc em có chút nhầm lẫn rồi.
    – Nhà Thanh không có giúp nhà Nguyễn, chiến tranh với nhà Thanh là do vua Lê sang cầu viện.
    – Còn nếu Pháp sự giúp đỡ thành công thì theo thỏa thuận sẽ cho Pháp quyền tự do thông thương ở cảng Đà Nẵng, và để Pháp quản lý đảo Côn Lôn. Chứ không phải sẽ trở thành một nước chư hầu, mất độc lập.

  • Em ko phu nhan Nguyen Anh da co nhung dong gop cho dat nuoc, va su sup do cua trieu Tay Son la hien nhien, nhung ma tai sao N.A bi goi la ban nuoc boi vi, neu Thanh,Phap giup do thanh cong, VN se tro thanh chu hau, chu ko phai la mot nuoc doc lap nua. Do la ban nuoc. Do cung la su that. Co phai chi vi khu khu giu quyen loi cho mot dong ho ma dem dat nuoc tu mot nuoc doc lap thanh mot nuoc bi le thuoc ko? Do la nhung quan diem khac nhau thoi. Trong cuoc song nay co cai nao la tuyet doi dau? (-_-)

  • Cái câu này sắc như dao ! “Tôi không có ý định bênh vực nhà Nguyễn, vì lịch sử là không bênh vực hay thiên vị ai, tôi chỉ muốn có một cái nhìn thẳng thắn hơn, và vì sao nhà nước lại giáo dục cho con cháu về cha ông của mình một cách tệ hại như vậy? Há chăng người ta đang dùng lịch sử để uống cong nhằm một mục đích mưu cầu cho một chế độ nào?”

  • @hang: anh cũng rất vui trong chuyến đi vừa rồi, mặc dù mưa gió bão bùng nhưng vẫn là một chuyến đi đáng nhớ 🙂

  • @Khoa: đồng ý với bạn, việc ký kết các hiệp định hỗ trợ quân sự giữa các quốc gia cho đến giờ vẫn là một điều bình thường. Sau khi liên minh NATO thành lập thì khối cộng sản cũng đã có khối Warszawa để làm đối trọng, và gần đây hơn là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 của đất nước, chính vì chính quyền cộng sản Việt Nam đã ký với Liên Xô hiệp ước hữu nghị và hợp tác nên gây cho Trung Quốc sự bất an, và cuộc chiến này chính là để kiểm tra xem liệu Liên Xô có thực thi hiệp ước này không, và kết quả đã rõ, sau cuộc chiến Trung Quốc thu được kết quả: hiệp ước mồm 🙂

    @ZINZIN: Cũng chỉ mong rồi các sử gia nước mình sẽ dần dần xây dựng lại bộ sử chính thống, cho chúng ta sau này.

    @viiip: trời biết nhau bấy lâu nay giờ mới biết Trí thuộc dòng dõi vua chúa :(( Hiếu có nghe sơ về quy tắc đặt tên trong vương triều, càng về sau càng thêm chữ, bởi vậy có người có tên dài đến mười mấy hai mươi chữ, đúng không Trí? Đi ra thăm Huế thấy đa số hiện vật và các công trình bị tàn phá nhiều, phần lớn hiện nay là phục chế, buồn 🙁

    @YK: Bởi vậy mới nói là sau này có con không biết nó sẽ thế nào, ở trường thầy cô dạy khác, về nhà mình dạy khác, nó biết tin ai, không khéo còn nghi ngờ mình thì chết, chắc cho vô trường quốc tế học quá 😀 – Mà như vậy thì chẳng lẽ nó lại rành sử người ta hơn sử nước mình, cũng không được, nan giải…

    @Mèo: Sách vở vẫn còn nhiều sách viết rất hay, rất công tâm về lịch sử. Chỉ tiếc một cái là lịch sử dạy trong nhà trườg lại không có điều đó. Mà đầu óc của học sinh là một tờ giấy trắng, những nét cọ đầu tiên bao giờ cũng khó phai. Buồn!

    @Vy: “History is written by winner” – câu này đúng thật đúng, nhưng Hiếu nghĩ winners chỉ gây ảnh hưởng được trong một giai đoạn nhất định, rồi thời gian sẽ đưa lịch sử về đúng những gì nó đã xảy ra. Ví dụ là sau khi chiến thắng, Nhà Nguyễn đã cho viết lại sử và gần như xóa hết những gì liên quan đến triều đại Tây Sơn, thế mà ngày nay chúng ta vẫn có những bài sử vô cùng sinh động về các trận đánh oai hùng của vua Quang Trung năm xưa. Hy vọng rồi chúng ta sẽ sớm tiếp cận được nguồn sử trung thật.

  • Lịch sử mà, phải qua thời gian mới đánh giá hết được. Riêng mình lúc trước đọc sử vẫn thích những nhân vật như Nguyễn Ánh hay Tào Tháo.

  • thật vui vì a cũng thích sử và nghiên cứu nó kĩ như vậy. Các công trình hiện nay đã bị tàn phá rất nhiều rồi, do chiến traanh, thiên tai…nhưng vẫn có một số công trình còn lưu giữ có giá trị. e nghĩ cho dù là các công trình phục chế thì nó vẫn có giá trị nếu như nó dc phục chế một cách đúng đắn, tức là như thật về chất liệu cũng như hình dáng. Tham quan Hoàng Thành và các công trình bên trong của nó sẽ thật sự rất thú vị nếu đã nghiên cứu về lịch sử, các câu chuyện đã từng diễn ra bên trong những bức tường cổ đó, nếu đã đọc qua và còn được nhìn và chạm vào thì thật còn gì bằng^^. E Phải cố 1 lần đến Huế mới dc ^^!

  • Ngươì chép sử, ghi lại lịch sử của từng thời kì, triều đại về cơ bản là ghi theo chiếu chỉ, những cái mà họ chép lại cho đời sau có nhìu khi ẩn chứa nhìu khuất tắc mà chính những kẻ âý đã tạo nên. Những cái mà chúng ta đc giáo dục từ sách vở của nhà trường cũng là từ đó rôì đc các nhà nghiên cứu lịch sử edit, đc bộ giáo dục edit…>>>> cuối cùng khi đến các giáo viên trung học, phổ thông, các thâỳ âý, cô âý mô phạm như vâỵ mà nhét vào đâù HS, vì vâỵ nêú con caí chúng ta ko đủ khả năng tự tìm hiêủ thì sẽ dẫn đến việc nhìn sự việc 1 phía. Cả cái đất nước này nó vậy, luận công luận tội, cũng chỉ để mình nghe cho vui, chuyện lớn đã có Đảng lo, hehehe và Đảng lo ko xong thì có Đảng khác, nhà nước khác và laị có mâý thằng viết sử khác đè bẹp thông tin cho đời sau nghĩ khác, nói khác, lòng vòng vâỵ là hết đơì 😀

  • Hiếu am hiểu về lịch sử của dòng họ bên mẹ mình rất nhiều.Mình chưa có điều kiện xem qua gia phả của gia đình vì được cất rất kỹ còn bản gốc thì toàn tiếng Hán. Có xem cũng mù. Bên mẹ Trí là đời con cháu thứ 7 của vua Gia Long. Tức là họ Tôn Nữ. Con trai thì Tôn Thất. Cha mẹ là Nguyễn Phước. Hiện nhà ngoại nằm ở phủ Diên Khánh vương.Bây giờ tan tành. Mấy năm nay ra thì cũng nghe đã được sếp hạng di tích nhưng chưa thấy trung tu.Hôm trước Hiếu ra mà không nói vụ này bởi vì giá trị vật chất hầu như hư hao do thời tiết Huế hay bão lũ. Thời tụi mình còn nhỏ ăn bột sắn với khoai mì.Làm lũ, con cháu thân thích thì thất lạc nhau. Nơi thờ tự có hư hỏng thì con cháu ở gần cũng tự sửa chữa chắp vá. Hồi đó khái niệm về di tích chỉ là đống tàn dư. :))

  • “Với tôi lịch sử phải đúng là lịch sử, lịch sử chỉ nên nói sự thật và không thiên vị ai…”.Một lần nữa xin được lập lại câu này của Anh gửi tặng các nhà sử gia tương lai của Đất Nước Việt Nam.

  • Xét về hoàn cảnh lúc nhà Nguyễn cầu cứu quân Xiêm, việc đó vẫn thường xảy ra trong suốt lịch sử của thế giới, đặc biệt ở châu Âu thời Trung cổ. Ngày xưa, ít quốc gia nào xây dựng một quân đội đủ mạnh để tự bảo vệ quốc gia của mình, mà thường liên minh với nhau để cùng chống lại kẻ thù. Có thể nhà Nguyễn và Xiêm La cũng có những ban giao nhằm trợ giúp khi khó khăn, thì việc Nguyễn Ánh nhờ quân Xiêm La đâu phải là “dựa vào ngoại bang”?

    Tiếp tục hành trình lịch sử cho đến thế giới hiện đại, các quốc gia trên thế giới vẫn phải lập các khối liên minh quân sự nhằm bảo vệ lẫn nhau, điển hình như khối NATO. Các quốc gia thành viên của khối này cam kết bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp một thành viên nào đó bị tấn công.

    Ngoài ra, trong suốt quá trình cách mạng của đảng Cộng sản VN, nếu không có sự trợ giúp bên ngoài thì liệu có thành công hay không? Và liệu bản chất của việc “cầu cạnh ngoại bang” của Nguyễn Ánh và “nhờ sự hỗ trợ quốc tế” của đảng Cộng sản VN có khác nhau hay không?

    • thudinh

      bạn biết 1 mà không biết 2, ai là người đem lại lợi ích cho người dân, giải phóng đất nước khỏi ách thống trị ngoại bang, người đó xứng đáng được sử sách ngợi ca! Cách mà NA cầu quân Xiêm, quân Pháp khác bản chất với đảng CS VN nhờ sự hỗ trợ quốc tế! Cho dù ai muốn xuyên tạc lịch sử, thì khách quan là dòng chảy lịch sử dân tộc chứng minh thôi, đó là, không có nơi nào trên dải đất chữ S người dân lập đền thờ NA cả!

    • -Trong bài diễn ca ”Lịch sử nước ta”, do Việt Minh Tuyên Truyền Bộ xuất bản, tháng 2/1942, Nguyễn Ái Quốc đã viết về vua Gia Long như sau:

      ”Gia Long lại dấy can qua

      Bị Tây Sơn đuổi,

      chạy ra nước ngoài

      Tư mình đã chẳng có tài

      Nhờ Tây qua cứu,

      tính bài giải vây

      Nay ta mất nước thế này

      Cũng vì vua Nguyễn

      rước Tây vào nhà

      Khác gì cõng rắn cắn gà

      Rước voi giày mả, thiệt là ngu si”.

      Bạn nghĩ với cái này có ai dám lập hem =)) =)) =))

      Mà mình cũng muốn hỏi bạn, trên mảnh đất hình chữ S này, ngoài những cái bảo tàng cho nhà nước xây có dân nào lập đền thờ cho Nguyễn Huệ không? Chỉ mình với.

      Đền thờ Gia Long thì không có, có điều dấu tích về những ngày Gia Long bôn tẩu ở miền Nam thì có. Giếng Ngự, Núi Cấm, núi Chúa… toàn là di tích của Gia Long để lại cả đấy, và toàn là do dân đặt đấy.

      Cả cách gọi con bắt đầu từ hai, ba, tư… ở miền Nam cũng vì người ta muốn dành riêng chữ “cả” cho con trưởng của Gia Long là hoàng tử Cảnh, lúc đó được gọi là “Ông hoàng Cả”. Những cái này có thể đọc được ở sách của Vương Hồng Sển.

      P/s: Nhân tiện đang ầm ĩ vụ Hoàng Sa, Trường Sa nói bạn nghe chuyện này, Hoàng Sa, Trường Sa là do Gia Long lượm về năm 1816 đó 8->

    • phuong

      toi nghi cac ban k nen danh gia ve cac nhan vat lich su theo kieu 1 chieu va chu quan nhu vay.boi lich su luon co su khach quan va cong bang cua no.ve Nguyen Hue,ong la nguoi co nhieu cong lao trong viec tao tien de cho nha Nguyen thong nhat dat nuoc sau nay de co 1 cuong vuc rong lon nhu ngay nay.do la viec Nguyen Hue xoa bo chia cat dang trong, dang Ngoai,thong nhat dat nuoc.va kung k the phu nhan trong gan 20 tri vi(khong tinh trieu Quang Toan) thi ong la 1 vi vua co ca tai va duc.giup dat nuoc phat trien di len sau gan 200 nam chia cat.dieu do da duoc ls ghi nhan va nd het long ca ngoi.dong thoi ong la 1 nguoi co tai nang qsu.cac ban co the thay trong cac cuoc giao tranh vs quan trinh, quan cua Nguyen Anh thi k 1 lan that bai.cac cuoc hanh quan chop nhoang va chinh xac tuyet doi…
      ong cung duoc Trieu Thanh cua TQ danh gia cao va da suyt tro thanh re cua TQ neu ong k mat dot ngot.do la 1 nhan vat ma su hoc cho rang tai gioi va doc dao bac nhat trong ls.

      * ve cac Chua Nguyen va Vuong trieu Nguyen,
      “nho thou mang guom di mo nuoc
      ngan nam thuong nho dat Thang Long”.tu buoi?ban dau khi Nguyen Hoang theo loi cua Trang Trinh Nguyen Binh Khiem”mot dai Hoanh Son co the dung than muon doi”vao Nam mo nuoc ve sau.cac chua Nguyen da co cong lao to lon trong viec mo mang bo coi.dang Trong suot 9 doi chua Nguyen nen kt pt,xh phan nao on dinh.chinh dieu do da tao tien de cho su phat trien cua manh dat phia nam sau nay_1 manh dat tre va nang dong nhat ca nuoc.
      noi tiep cac doi chua Nguyen, vuong trieu Nguyen duoc thanh lap nam 802,sau khi da danh baj trieu Tay Son.con ve viec cau cuu quan Xiem va quan Phap thi kon nhieu dieu can phai ba cai.may man thay, quan Xiem da bi Quang Trung danh bai.con viec cau cuu quan Phap thi do la mot dieu ma cac ong vua trieu Nguyen sau nay phai hoi han va tim cach ngan can,do la viec be quan toa cang, cs cam dao, sat dao cua trieu Nguyen.co the nhan ra do k phai la nhug viec lam sai trai hoan toan, phai chang Gia Long va cac ong vua ve sau da nhan thay dong co va thai do muon xl DAI NAM cua Phap.
      va cung o trieu Nguyen,lan dau tien trong ls, cuong vuc nuoc ta trai dai tu dat Ha Giang den tan mui Ca Mau.bao gom ca bien dao va dat lien.co the noi do la cong lao lon nhat cua trieu Nguyen cho ls dan toc.duoi cac thoi tu Gia Long den Minh Menh(1820)thj nc ta pt ve moi mat.dac biet la van hoa.nhung nhin nhan khach quan thi trieu Nguyen phai chiu 1 phan trach nhiem trong viec de mat nuoc.do la khong chiu nhin nhan theo thoi dai de doi mo, qua sao chep mo hinh nha Thanh voj tu tuong Tong nho ma luc nay da loi thoi, muc ruong.do la viec de cho viec mat nuoc vao tay TD Phap tu cho khong tat yeu thanh tat yeu…

  • Tang Hieu may cau nay:
    “History is the version of past events that people have decided to agree upon.” Napoleon Bonaparte
    “history is written by those who have hanged heros”

    “History Is Written by Winner.” cho ne^n kẻ thua cuộc lúc nào cũng bị cho là xấu

Trả lời cho tran trung Bỏ trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer