Hình ảnh đầu tiên của lỗ đen

Cuối cùng thì nhân loại cũng đã lần đầu tiên được thấy hình ảnh thật sự của lỗ đen (những hình ảnh trước giờ đều là mô phỏng dựa trên tính toán của các nhà khoa học).

Điều thú vị là cách mà họ đã dùng để có được hình ảnh này.

Do những thứ cần track ở khoảng cách rất xa (mà dù có đem cả kích thước trái đất ra so thì vẫn như hạt cát giữa biển), cho nên một đài thiên văn dù lớn cỡ nào thì cũng không đủ để khuếch đại các tín hiệu cần có. Do đó các nhà khoa học đã xây dựng một loạt các đài thiên văn chuyên dụng đặt khắp thế giới gọi là Event Horizon Telescope (các đài này không thu tín hiệu quang học mà thu các tín hiệu radio).

Sóng radio được thu từ một khu vực có tên là Sagittarius A* nằm ở lõi của thiên hà. Sau đó toàn bộ dữ liệu sẽ được tập trung lại và dùng các siêu máy tính để tổng hợp và phân tích, từ đó render ra được hình ảnh mà họ công bố hôm nay.

Kết quả các số liệu khi phân tích đều khớp với các tính toán trong các phương trình của Einstein về lỗ đen cả trăm năm trước (quá kinh dị!).

Lý do phát hiện này quan trọng là vì cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn là có tồn tại lỗ đen không, ngay cả Einstein cũng có những nghi ngờ (dù tất cả các lý thuyết và tính toán đề xác nhận rằng có sự tồn tại của lỗ đen).

___

Ngoài team EHT thì trên thế giới còn một số team khác cũng đang track lỗ đen bằng nhiều cách tiếp cận khác, như team của giáo sư Andrea Ghez ở UCLA thì track bằng sóng hồng ngoại (cũng ở lõi của thiên hà) để detect và phân tích chuyển động của những ngôi sao xung quanh nơi mà họ đang cho là có lỗ đen.

___

Bạn nào hứng thú muốn tìm hiểu thêm về chủ đề này thì có thể xem bài phỏng vấn rất hay bên dưới của giáo sư Brian Greene (idol của tôi trong lĩnh vực này).

PS:

Tôi mê tìm hiểu về khoa học vũ trụ đã khá lâu, thật ra nếu tính “thâm niên” thì còn lâu hơn cả thời gian đi làm (và tôi đã đi làm 20 năm). Nhưng trước giờ không mấy khi tôi viết về chủ đề này, vì biết dù có tìm hiểu bao lâu thì với chủ đề này tôi sẽ luôn là amateur, phát ngôn không cẩn thận là sẽ đứng ngay trên đỉnh Mt. Stupid.

Tuy nhiên sắp tới tôi sẽ viết nhiều hơn một chút về chủ đề này, mục tiêu là để có dịp trao đổi và kết nối với các bạn có cùng đam mê.

1 comments On Hình ảnh đầu tiên của lỗ đen

  • Hà Nguyễn

    Mong rằng anh Hiếu sẽ viết nhiều thêm về chủ đề này. Em cũng rất mê chủ đề này và lịch sử Trái Đất!

    2

Bình luận của bạn:

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer