Leader & Manager

Trong hình là một quyển sách rất đặc biệt đối với mình. Đặc biệt không chỉ bởi nội dung, hay bởi dòng đề tặng, mà còn bởi chính người đã tặng mình quyển sách này. Một trong những leader giỏi nhất mà mình từng có may mắn được làm việc chung: Victor Dominello – hiện là đương kim bộ trưởng trong chính quyền tiểu bang New South Wales.

(Không biết chọn từ xưng hô thế nào cho phù hợp, gọi “ông” thì nghe nghiêm trọng quá, thôi thì gọi “anh” cho thân mật, dù gì cũng có thời gian làm việc chung).

Tuy không còn làm việc chung nhưng mình vẫn thường xuyên cập nhật thông tin về anh. Dưới sự lãnh đạo của anh ở cương vị Bộ trưởng Dịch vụ Công dân (Minister for Customer Service), New South Wales liên tục cho ra đời những dự án rất hữu ích cho người dân, ứng dụng triệt để công nghệ và data vào các dịch vụ hành chính công. Gần đây nhất là dự án chuyển toàn bộ bằng lái xe lên điện thoại (người dân chỉ cần scan điện thoại là có đầy đủ tính pháp lý như thẻ bằng lái).

Quay lại thời gian mình làm việc với anh, năm 2015, khi đó anh đang là Bộ trưởng Đổi Mới và Cải Cách Chính Sách (Minister for Innovation and Better Regulation), còn mình làm cho một consultancy phụ trách một dự án dưới quyền Bộ này. Tuy chỉ làm chung một dự án nhưng mình đã học được vô số bài học lãnh đạo từ anh.

Ngoài ra, có một điểm trùng hợp khác, anh cũng là Dân biểu Quốc Hội đại diện cho council nơi mình sinh sống. Nhà anh cũng cách nhà mình không xa.

Một buổi trưa cuối tuần cách đây đúng 5 năm, mình và anh ngồi ăn trưa ở một quán ăn gần nhà. Suốt buổi cả hai ngồi trao đổi say sưa về management và leadership. Khi mình hỏi làm sao để anh biết đâu là một leader và đâu là một manager. Anh đã trả lời đại ý như sau:

“Leadership is not something you gain, it’s something you earn. If there’s someone willing to follow you, only then you’re a leader”

Nhân viên có thể sợ một người manager vì họ được trao những quyền lực nhất định trong tổ chức, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ được nể trọng, cũng không có nghĩa họ sẽ là leader.

Ngược lại có những người hoàn toàn không có quyền lực trong tay nhưng có rất nhiều người sẵn sàng follow họ. Đó là dấu hiệu của một leader.

Do đó, lãnh đạo không phải là một job title có thể trao cho ai đó rồi nghiễm nhiên họ trở thành leader. Nó là hệ quả của những hành động mà chúng ta hành xử với những người xung quanh. Để từ đó earn được sự respect của họ.

Một người là leader khi và chỉ khi họ có follower. Có ai đó sẵn sàng theo họ, chiến đấu vì họ mà không phải vì tiền bạc hay lợi ích cá nhân.

Thật ra những triết lý này không hẳn là mới, nhưng khi nó được nói ra bởi một người leader thực thụ, một người đang hàng ngày “live by example”, sống đúng với từng câu nói đó thì tự nhiên nó truyền cảm hứng cho mình rất nhiều.

Anh cũng chia sẻ rằng anh luôn tin một trong những thành công lớn nhất của người lãnh đạo đó là giúp cho những người xung quanh mình thành công.

Sau hôm đó anh tặng mình quyển sách này. Bên dưới lời tựa của quyển sách: “Helping Others Drives Our Success” (Thành công của chúng ta đến từ giúp đỡ người khác) — anh đã viết lời đề tặng như sau: “May your life be full of success by helping others” (Chúc cho cuộc sống của bạn luôn tràn đầy thành công khi giúp đỡ những người khác).

Một trong những quyển sách quý của mình.

7 comments On Leader & Manager

  • cảm ơn câu chuyện của anh. nó tạo cảm hứng cho em rất nhiều. em sẽ tìm đọc cuốn sách này.

    1
  • Cảm ơn chú Hiếu đã chia sẻ! Trân quý.

    2
  • Đình Tình

    con cảm ơn chú

  • Nội dung bài viết rất hữu ích với em. E học thêm đc 1 điều mới mà chỉ cần nhớ câu tiếng Anh ở trên.
    Cảm ơn a Hiếu.

    3
  • – Không hẳn là nhân viên sợ mà manager mà đúng hơn là manager chưa làm tốt công việc của mình.
    Công việc của một nhà quản lý được gói gọn ở PLOC (plan, leader, organization, control). Có nhiều nhà quản lý hiện tại bỏ qua chữ L vì họ chưa hiểu được tầm quan trọng của nó.
    – Ở Việt Nam mọi người thích được gọi là leader (lãnh đạo) vì nó oai hơn quản lý(manager) nhưng thực tế em thấy 2 vị trí này đều cần kỹ năng leadership. Phải chăng khác nhau là ở phạm vi và tầm nhìn.

    20
  • Sau khi làm quản lý một dự án tầm 5 người thì em chia sẻ một số cái mà em thấy được:
    – Thế nào là một manager (quản lý) giỏi ? Cụ thể thì công việc của một nhà quản lý là PLOC (plan -leader- organization – control), làm tốt 4 cái trên thì thì là một nhà quản lý giỏi. Như em thấy thì kỹ năng leadership là một thứ gì đó không thể thiếu nếu muốn lên làm quản lý nên thực ra không có nhiều sự khác biệt giữa manager và leader ở thời điểm hiện tại.
    – Khái niệm leader thực ra có từ rất lâu rồi. Ngày xưa có Trần Hưng Đạo , Lý Thường Kiệt, vua Quang Trung, ngày này thì một trong những leader vĩ đại nhất Việt Nam là Bác Hồ, còn khái niệm manager đúng nghĩa như ở trên thì chỉ mới hình thành và phát triển chưa đầy 100 năm.
    – Ở việt nam mọi người thích được gọi là Lãnh Đạo (leader) vì nó oai hơn là Quản lý (manager)
    – Nhân viên sợ manager ? Đó chắc là một manager kiểu cũ ?
    VD: một nhân viên mới vào làm một công ty. Họ làm việc cho sếp của họ vì cái gì ? Đơn giản chỉ vì cơm áo gạo tiền và vì mày là sếp của tao nên Tao phải nghe theo mày . Đó là level 1. Một người quản lý giỏi sẽ biết cách để cách thành viên trong team tin tưởng mình (bằng cách làm tốt chữ L )
    – Vì sao phải phân biệt 2 khái niệm này ? Theo cá nhân em nó khác nhau ở tầm nhìn ? Một manager sẽ có tầm nhìn chi tiết hơn, cách làm chi tiết hơn. Còn mội leader thực thụ sẽ biết nhìn xa hơn và truyền được làm hứng một vĩ mô hơn

    19
    • Phat Nguyen

      Cám ơn anh về chia sẻ ạ.

      1

Trả lời cho Khương Bỏ trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer