Lý thuyết và thực hành

Có thời gian tôi làm việc cho một consulting firm khá nổi tiếng (top 3 consulting firm lớn nhất thế giới), khách hàng của công ty trải rộng trong nhiều lĩnh vực (tài chính, technology, telecommucation,…) ngoài mảng về chiến lược thì chúng tôi có làm tư vấn cả về trải nghiệm người dùng (CX/UX). Câu chuyện hôm nay tôi kể có liên quan nhiều đến khía cạnh UX này.

Nói thêm một chút về mô hình công ty này vì nó khá thú vị và (hình như) chưa có ở Việt Nam – ít ra là trong ngành UX.

Công việc chủ yếu của chúng tôi là đến trực tiếp trụ sở của khách hàng và làm việc (gọi là onsite), thường là mỗi người sẽ được giao một dự án và trực tiếp lead team của khách hàng (gọi là inject).

Tùy theo industry và quy mô của công ty khách hàng mà: khi thì chúng tôi sẽ lead một team Dev, khi thì sẽ lead một team UX Design (đóng vai trò như một UX Lead), thậm chí có trường hợp là one man show luôn (tự xử hết). Đến khi deliver sản phẩm là coi như xong dự án, lại tiếp tục đi dự án khác. Industry tôi phụ trách là FinTech (Financial Technology) nên thường môi trường là các ngân hàng và thường làm việc chung với team UX Design.

Công việc này khá thú vị vì:

1. Được làm việc với rất nhiều môi trường khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau.
2. Khác với mô hình Agency, Consultancy khi đến làm việc với khách hàng là với tư cách là một chuyên gia nên rất được cưng chiều và trao rất nhiều quyền. Chính điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho chúng tôi làm việc (và dĩ nhiên expectation của khách hàng cũng rất cao).
3. Đi rất nhiều nơi (nhờ thời gian làm việc ở đây mà tôi được đi nhiều nơi ở nước Úc) và thường đi lại ăn ở rất sướng.

Đổi lại thì kỳ vọng của khách hàng đặt lên vai cũng rất lớn.

Do tính chất công việc là phải tự thân lead dự án của khách hàng nên trước giờ công ty tuyển rất kỹ, trung bình các bạn đồng nghiệp của tôi có tối thiểu 10-15 năm kinh nghiệm trực tiếp trong ngành. Tuy nhiên thời gian gần đây công ty phát triển quá nhanh, mà nhân lực lại không đủ dẫn đến yêu cầu tuyển dụng giảm đi (trước đây trung bình khoảng 5 vòng thì bây giờ còn 3 vòng), trước đây sau khi tuyển dụng phải có gần 1 tháng induction mới ra field thì gần đây chỉ sau một tuần cá biệt có trường hợp vài ngày là ra field luôn.

Vì tình hình như vậy nên phát sinh một câu chuyện làm tôi rút tỉa được một kết luận muốn chia sẻ với mọi người (sẽ kết luận cuối bài).

Cách đây không lâu, tôi phụ trách tư vấn một dự án khá lớn cho ANZ (vì dự án này mà tôi có được nửa năm ở Melbourne). Giai đoạn gần cuối dự án công ty tăng cường thêm một người nữa để phụ tôi một mảng trong dự án. Vì ANZ xem bạn là consultant nên sau vài ngày đầu tiên họ bắt đầu giao cho bạn lead một team.

Tôi cũng không để ý nhiều vì bản thân cũng phải đang chạy trối chết để kịp deadline bên mảng của tôi, thế là để bạn tự bơi. Sau này nhìn lại mới nhớ là bạn đã rất stress, gần như ngày nào cũng trong trạng thái căng thẳng, vò đầu bứt tai ở lại văn phòng rất trễ.

Crisis bắt đầu là khi hầu hết những lần bạn facilitate hay present các concept thì (thay vì manage và facilitate các stakeholders) bạn lại bị các stakeholders của khách hàng quay như chong chóng. Đỉnh điểm là trong một lần bạn present một module quan trọng trong dự án và (như mọi lần) bị các stakeholder quay cho đến khi Innovation Director có mặt ở đó và vì quá bực mình đã gửi một email complaint về công ty (lưu ý là vị trí Innovation Director của một ngân hàng lớn rất-rất-rất là bự và bạn này mà buồn thì không tốt tí nào cho công ty).

Sau đó thì các bạn Director bên công ty tôi phải nhảy vô và dập lửa, chuyện dập lửa xin không tả nhiều ở đây. Nhưng nói chung là đợt đó là một trong những crisis lớn của công ty.

Sau này hỏi thì mới biết là background của bạn cũng không phải là tệ. 7 năm làm việc ở một số công ty, sau đó thì hơn 5 năm dạy về mảng này ở một trường đại học ở Anh, rồi 2 năm gần nhất thì là giảng viên của một trường đại học khác (khá nổi tiếng) ở Úc – xin phép không nêu tên. Vấn đề ở đây là suốt hơn 7 năm gần nhất thì bạn chỉ dạy học và những kiến thức bạn có chỉ là lý thuyết.

Vì vậy khi đụng dự án thực tế thì bạn bị vấn đề, rồi càng bê lý thuyết cứng ngắt thì lại càng chết.

Bản chất công việc UXD về cơ bản chỉ có 3 bước: Think > Build > Test > Improve (tạm dịch: Ý tưởng > Xây dựng > Kiểm tra > Nâng cấp) và cứ vậy lặp đi lặp lại.

Cũng như bản chất công việc UX, cách trau dồi kiến thức của người làm UX cũng tương tự như vậy. Học cũng như bước đầu tiên (Think), không quan trọng là bạn đã học bao nhiêu trường, bao nhiêu khóa, đọc bao nhiêu quyển sách về UX, xem bao nhiêu bài nói chuyện của các chuyên gia trên YouTube,… tất cả chỉ là lý thuyết và đều vô nghĩa nếu không có các bước trải nghiệm thực tế còn lại. Đặc biệt là trong ngành này các kiến thức vừa học xong thì đã cũ.

Cho nên:

– Dành cho các bạn tự học, đừng chỉ suốt ngày tập trung đọc lý thuyết, hãy áp dụng ngay những kiến thức mình có được lên những sản phẩm mình đang làm việc. Nếu không có thì tạo ra những sản phẩm theo dạng hobby rồi ứng dụng. Một thử nghiệm fail giá trị gấp nhiều lần đọc 10 bài viết do người khác kể lại.

– Đặc biệt với những ai đi dạy hoặc đi chia sẻ, nên chia sẻ từ những kinh nghiệm thực tế chứ nếu chỉ ngồi đọc xong đi nói lại thì “tam sao thất bản” người nghe còn chết nặng hơn.

8 comments On Lý thuyết và thực hành

  • Điều này anh Hiếu nói quá chuẩn luôn!!! Thực tế khác xa kiến thức lý thuyết rất nhiều! Cảm ơn Anh Hiếu

  • E đọc được 1 bài về Tổng quan UX rồi bị cuốn luôn sang các bài viết khác vì nội dung giá trị và thực tế. Cám ơn anh Hiếu nhiều đã đóng góp cho cộng đồng UXUI trong nước. Hi vọng a tiếp tục share thêm kinh nghiệm và những cuốn sách, nguồn để bọn e học hỏi ạ.

  • Cảm ơn các bài chia sẻ của anh Hiếu, em học hỏi được rất nhiều điều. Làm sao manage và facilitate các stakeholders vậy anh?

  • Very good

  • “đừng chỉ suốt ngày tập trung đọc lý thuyết, hãy áp dụng ngay những kiến thức mình có được lên những sản phẩm mình đang làm việc. Nếu không có thì tạo ra những sản phẩm theo dạng hobby rồi ứng dụng”

    Hiện tại em đang học về Mạng máy tính, ví dụ: IPv4, giao thức TCP là gì, cục router hoạt động thế nào.

    Trên trường thì có những bài Lab, Assignment. Tuy nhiên càng làm, em càng thấy em chỉ học được những thứ người ta muốn truyền đạt. Thành ra em chuyển sang tìm cách thí nghiệm, mô phỏng của riêng mình, bằng cách search Google chẳng hạn.

    Tuy nhiên, hầu như Tutorial chứa nhiều kiến thức khác nữa. VD: Để setup mô phỏng thì em phải chạy trên hệ điều hành Linux thay vì Windows.

    Thành ra em nghĩ có 3 option:

    1. Cứ đâm đầu vào. Cần Linux thì cài, cần học ngôn ngữ lập trình mới thì học –> Tuy nhiên, em băn khoăn thời gian, công sức bỏ ra có: 1. Đúng với mục đích – Kiểm chứng lý thuyết không?; 2. Vì em còn những thứ khác cần học nên dồn hết thời gian vào một việc như vầy cũng không hay; 3. Sợ lan man.

    2. Tìm tiếp các cách khác để thí nghiệm –> Tuy nhiên, có thể sẽ không ra được cách.

    3. Từ bỏ, trở lại con đường cũ là cứ học lý thuyết biết vậy. Sẽ thí nghiệm vào những môn khác, vd: Lập trình Web dễ thí nghiệm hơn nè.

    Không biết anh đã rơi vào trường hợp tương tự như em chưa. Cho em xin lời khuyên nhé.

    Thanks anh vì đã dành thời gian đọc mail của em.

    • Tan Nguyen

      Update #1:

      Em có làm một vài research và ra được vài keyword (vấn đề cốt lõi): Làm sao để học đi đôi với hành; How to apply what you learn; How to convert your knowledge into action. Mà cái này là chuyện cả ngàn đời nay rồi.

      Em rút ra một số ý sau

      1. Việc hành thế nào sau khi học đòi hỏi sáng tạo, chính vì sáng tạo giúp mình hiểu kiến thức hơn, thậm chi tạo ra khái niệm mới. Giống kiểu áp dụng tâm lý học để manipulate người dùng mạng xã hội, hay chơi nhạc cụ tự nhiên sáng tạo ra giai điệu mới. Nếu mà lúc nào cũng làm được cái này thì giỏi là chuyện đương nhiên.

      2. Không phải kiến thức nào cũng “học rồi hành ngay”. Vì có kiến thức không dễ áp dụng, nhưng giúp mình có góc nhìn mới, có kiến thức nền tảng để học mấy thứ khác. VD: Mình sạc điện thoại là mình đang bơm dòng electron vào trong điện thoại, còn dòng electrong trông nó như thế nào, có giống dòng nước không thì không chắc.

      3. “Học hết 1 lần, rồi vô thực hành học lại”. Tức là chấp nhận học lý thuyết cho biết, để hiểu khái niệm thôi, còn làm thì chắc chắn ko được, nhưng ít ra lúc làm còn hiểu người ta nói khái niệm này nghĩa là gì để biết đường hỏi lại (ủa sao em học thế này mà giờ nó thế kia…). Đây là tình hình hiện tại của em và em muốn chuyển lên ý số 1.

      Anh có nhận xét gì không 🙂

      4
  • Thanks a, Bài viết quá hay

    1
  • Gần đây em có nghe về UX khá nhiều và rất muốn học hỏi nhưng chưa biết nguồn tài liệu nào tốt, cũng không biết ở VN có nơi nào dạy cái này. Anh có nhiều kinh nghiệm đi trước có thể share em một số nguồn tài liệu được chứ? Thanks.

    2

Trả lời cho Tan Nguyen Bỏ trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật.

Site Footer